A. Đào tạo cử nhân ngành Việt Nam học

Một trong những chức năng hàng đầu của Khoa Việt Nam học là đào tạo ngành Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học.

1. Đào tạo cử nhân Việt Nam học

            Khoa đào tạo chương trình cử nhân Việt Nam học hệ chính quy dành cho người nước ngoài, chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ từ xa qua mạng. Ngoài ra Khoa còn đào tạo cử nhân Việt Nam học theo hình thức hợp tác trao đổi 2+2 và 3+1 theo thỏa thuận hợp tác giữa Nhà trường và các trường đại học ở nước ngoài. Số sinh viên theo học chương trình cử nhân Việt Nam học các hệ ngày càng tăng. Hiện nay, tổng số sinh viên học hệ cử nhân Việt nam học ở Khoa là 260 sinh viên.

1.1 Đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ chính quy cho người nước ngoài

            Từ năm học 2000-2001 Khoa bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa đầu tiên chương trình đại học chính quy ngành Việt Nam học dành cho sinh viên là người nước ngoài. Đến năm học 2019-2020, Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 20 khóa.

            - Mỗi năm, Khoa xét tuyển từ 50 đến 70 thí sinh vào đào tạo hệ cử nhân chính quy Việt Nam học.

            - Điều kiện xét tuyển: Thí sinh là người nước ngoài đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có Chứng chỉ Năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 2/6 (A2) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cấp, còn trong thời hạn 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

Tổng quát về chương trình đào tạo

            + Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ chính quy dành cho người nước ngoài có thời gian đào tạo là 04 năm học. Tùy điều kiện, khả năng của mỗi sinh viên, thời gian học có thể được rút ngắn tối đa 02 học kỳ và kéo dài thêm tối đa 04 học kỳ, có nghĩa thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo tối thiểu từ 3 năm đến tối đa là 6 năm.

            + Chương trình cử nhân Việt Nam học hệ chính quy có tổng khối lượng kiến thức là 120 tín chỉ, bao gồm 02 khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương gồm 28 tín chỉ và Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 92 tín chỉ. Ngoài 120 tín chỉ này, sinh viên cần phải tích lũy và nộp Chứng chỉ Tin học đại cương vào cuối khóa học để được xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

 Mục tiêu của Chương trình đào tạo

            + Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học được xây dựng nhằm đào tạo cử nhân có kiến thức Việt Nam học, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc liên quan đến đất nước, con người Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp; có tinh thần cầu tiến, khả năng tự học hỏi, làm việc nhóm và thích ứng với môi trường làm việc tại Việt Nam, có liên quan đến Việt Nam hoặc môi trường đa văn hoá. Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:

            + Nắm vững những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về đất nước, con người Việt Nam

            + Có kiến thức cơ bản về cơ cấu tiếng Việt và giao tiếp tốt

            + Sinh viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, có kỹ năng làm việc theo nhóm.

            + Có khả năng áp dụng kiến thức đã học để giải quyết công việc thực tiễn

            + Có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng và công việc.

Cơ hội nghề nghiệp

            Vị trí làm việc: Cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại chính quốc hoặc tại các cơ sở giáo dục có trường sở tại Việt Nam; làm công tác biên – phiên dịch tiếng Việt trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục, truyền thông của nước ngoài; làm hướng dẫn viên du lịch,…

            Cơ hội học lên cao hơn: Cử nhân ngành Việt Nam học có thể tiếp tục học bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Việt Nam học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội, nhân văn khác như Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Lịch sử Việt Nam, Nhân học,…

Nội dung chương trình cử nhân Việt Nam học

             Đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ từ xa qua mạng

Từ năm học 2018-2019, Khoa bắt đầu triển khai đào tạo chương trình cử nhân Việt Nam học hệ đào tạo từ xa qua mạng (E-learning), gồm chương trình cho văn bằng 1 và chương trình cho văn bằng 2.

Đối tượng xét tuyển

Người Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

Điều kiện tham gia xét tuyển: Những người muốn theo học hệ đào tạo từ xa (ĐTTX) bậc đại học chuyên ngành Việt Nam học phải có các điều kiện sau:

+ Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (học văn bằng 1)

+ Đã tốt nghiệp đại học (học văn bằng 2).

+ Với đối tượng xét tuyển là người ngước ngoài: Ngoài điều kiện về trình độ nêu trên, còn phải có Chứng chỉ năng lực tiếng Việt trình độ tối thiểu bậc 3/6 (B1) do Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM cấp (đối với người theo học Văn bằng 1). Đối với người theo học Văn bằng 2 thì phải có Chứng chỉ năng lực tiếng Việt trình độ tối thiểu bậc 5/6 (C1) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cấp, hoặc đã học chương trình đại học văn bằng 1 bằng tiếng Việt. Các Chứng chỉ năng lực tiếng Việt còn trong thời hạn 02 năm trở lại tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

Phương thức đào tạo

- Chương trình áp dụng phương thức đào tạo từ xa qua mạng viễn thông, theo đó phương thức học tập chủ yếu là dưới 2 hình thức:

+ Offline: là hình thức sinh viên tự học tại nhà: tự học thông qua các tài liệu học tập như bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, băng, đĩa phần mềm máy tính…, trao đổi, thảo luận với giảng viên hoặc học viên khác về nội dung học tập nhờ máy vi tính và mạng tin học viễn thông. Hình thức này chiếm từ 50% đến 70% tổng số tiết môn học.

+ Online: Giảng viên và sinh viên tương tác qua mạng, trao đổi trên các diễn đàn. Giảng viên hướng dẫn sinh viên biết cách thực hiện các phần khó, giải đáp thắc mắc và tổ chức thi hết môn học… Hình thức này chiếm từ 30% đến 50% số tiết môn học.

Để học tập đạt hiệu quả cao, sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu, xem video bài giảng cho mỗi môn học được giảng viên cung cấp trên trang hệ thống http://courses.vns.edu.vn.

Chương trình đào tạo

Chương trình dành cho người học Văn bằng 1: có tổng cộng 120 tín chỉ, bao gồm 02 khối kiến thức: Kiến thức Giáo dục đại cương (28 tín chỉ) và Kiến thức Giáo dục chuyên ngành (92 tín chỉ).

Chương trình dành cho người học Văn bằng 2: có 92 tín chỉ thuộc khối kiến thức Giáo dục chuyên ngành, được miễn phần khối lượng kiến thức Giáo dục đại cương. Ngoài số tín chỉ này, người học Văn bằng 1 phải tự tích lũy và nộp Chứng chỉ Tin học đại cương và Chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B1 vào cuối khóa học để được xét cấp bằng tốt nghiệp.

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học hình thức từ xa qua mạng được xây dựng nhằm đào tạo ra các cá nhân có kiến thức tổng quát về lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và hiểu biết tổng thể về đất nước, con người Việt Nam; nhìn Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế; có kĩ năng làm việc chuyên nghiệp và thái độ quan tâm, trách nhiệm đối với sự phát triển của ngành Việt Nam học. Từ những gì đã học và rèn luyện, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm thấy công việc phù hợp, có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp; có tinh thần cầu tiến, khả năng tự học hỏi, làm việc nhóm và thích ứng với môi trường làm việc tại Việt Nam, có liên quan đến Việt Nam hoặc môi trường đa văn hoá.

Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học, hệ đào tạo từ xa qua mạng có kiến thức, kỹ năng và năng lực cụ thể như sau

+ Nắm vững những kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức tổng quát về lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn; kiến thức tổng thể về đất nước, con người Việt Nam và quan hệ Việt Nam với khu vực Đông Nam Á, Đông Á; có kiến thức chuyên sâu về du lịch học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động, sáng tạo; khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; có kỹ năng chuyên nghiệp về hướng dẫn du lịch và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài; có thái độ sống tích cực, đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác

+ Có kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.

+ Có năng lực thực hành nghề nghiệp: hướng dẫn du lịch, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, nghiên cứu Việt Nam học

Cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại chính quốc hoặc tại các cơ sở giáo dục có trường sở tại Việt Nam; làm công tác biên – phiên dịch tiếng Việt trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục, truyền thông của nước ngoài; làm hướng dẫn viên du lịch,…

Nội dung chương trình cử nhân Việt Nam học hệ từ xa qua mạng

 

 1.2 Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ liên kết 2+2 và 3+1

Thực hiện chương trình thỏa thuận hợp tác đào tạo được ký kết giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các Trường Đại học nước bạn, từ năm học 2002-2003, Khoa Việt Nam học bắt đầu triển khai đào tạo cử nhân khóa đầu tiên cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Pusan, Hàn Quốc theo chương trình 2+2. Đến năm 2008, Khoa tiếp tục đào tạo chương trình 2+2 và 3+1 cho sinh viên các Trường Đại học Chungwoon và Trường Đại học Youngsan (Hàn Quốc). Đây là chương trình đào tạo cử nhân kép nhằm mục đích trao đổi sinh viên giữa hai trường, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập về ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa của quốc gia mà họ theo học.

Xét tuyển đầu vào

Khoa Việt Nam học tiếp nhận sinh viên do phía trường bạn tuyển chọn và triển khai chương trình đào tạo theo thỏa thuận hợp tác.

Tổng quát về chương trình đào tạo

+ Chương trình đào tạo 3+1 được triển khai giảng dạy tại Khoa Việt Nam học trong thời gian 01 năm học (02 học kỳ) gồm 36 tín chỉ về các kỹ năng tiếng Việt.

+ Chương trình đào tạo 2+2 được triển khai giảng dạy tại Khoa Việt Nam học trong thời gian 02 năm học (04 học kỳ) gồm 65 tín chỉ, trong đó có 36 tín chỉ cho 02 học kỳ đầu học chung với chương trình 3+1 và 29 tín chỉ thuộc các kiến thức lịch sử, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ… được giảng dạy trong 02 học kỳ ở năm thứ 2.

- Sinh viên theo học chương trình trao đổi được phía trường đối tác công nhận tín chỉ đã học tại Khoa Việt Nam học. Sinh viên học chương trình trao đổi 2+2 tích lũy đủ 65 tín chỉ được giảng dạy tại Khoa Việt Nam học theo quy định thì đủ điều kiện để Trường xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

- Sinh viên được công nhận tốt nghiệp cử nhân ngành Việt Nam học chương trình trao đổi có thể làm việc ở các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội… ở các cơ quan Nhà nước, các công ty, xí nghiệp; cũng có thể làm công tác giảng dạy tiếng Việt, phiên dịch hoặc tiếp tục con đường học vấn trên đại học.

Nội dung Chương trình cử nhân Việt Nam học hệ liên kết 2+2 và 3+1

 

B. Đào tạo sau đại học

Năm 2009, Khoa Việt Nam học đào tạo khóa đầu tiên bậc cao học chuyên ngành Việt Nam học. Tính đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 20 khóa với hơn 200 học viên, bao gồm người Việt và người nước ngoài. ,… Trong đó, có 103 học viên đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.

Tính đến năm 2019, có 26 học viên người nước ngoài theo học thạc sĩ ngành Việt Nam học. Các học viên người nước ngoài đến từ các quốc gia khác nhau: Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan

Chương trình Cao học Việt Nam học đã thu hút rất nhiều học viên, đặc biệt là các học viên nước ngoài muốn tìm hiểu sâu hơn về Việt Nam. Chương trình học sẽ cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về những vấn đề liên quan đến đất nước, con người,  lịch sử, văn hóa, xã hội và kinh tế Việt Nam.

Vào tháng 2 năm 2019 chương trình Cao học ngành Việt Nam học đã được công nhận đạt chuẩn AUN-QA. Chương trình Cao học Việt Nam học bắt đầu tuyển sinh từ năm 2009 đến nay.

  1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
  • Tên ngành đào tạo:

      Tiếng Việt: Việt Nam học

      Tiếng Anh: Master’s Degree in Vietnamese Studies

  • Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

      Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Việt Nam học

      Tiếng Anh: Master in Vietnamese Studies

  1. Mục tiêu của Chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo Cao học Việt Nam học cung cấp cho học viên những kiến thức toàn diện về Việt Nam học, đào tạo học viên có năng lực nghiên cứu, thực hành; khả năng phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến Việt Nam học.

- Thạc sĩ Việt Nam học có thể làm việc như một chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các đơn vị văn hoá, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao,… của Việt Nam hoặc các nước có mối quan hệ về văn hoá, giáo dục, khoa học, kinh tế, ngoại giao,… với Việt Nam.

  1. Đối tượng tuyển sinh

 Các môn học bổ sung kiến thức

 Thời gian đào tạo

- Thời gian đào tạo trình độ thạc sĩ: 2 năm. Năm đầu tiên (gồm 3 học kỳ), học viên sẽ đến trường để học và hoàn thành tất cả các môn học trong chương trình đào tạo. Năm thứ hai, học viên sẽ liên hệ với giáo viên hướng dẫn và tự làm luận văn

- Thời gian học tập của học viên căn cứ theo thời điểm chương trình chính thức bắt đầu của khoá tương ứng, được ghi rõ trong quyết định công nhận học viên.

- Thời gian công nhận bảo lưu kết quả trúng tuyển không quá trước thời gian kết thúc môn học của học kỳ 1 năm thứ nhất.

- Thời gian tối đa hoàn thành một chương trình đào tạo (bao gồm cả thời gian nghỉ học tạm thời) không vượt quá 48 tháng.

  1. Cơ hội việc làm

Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ ngành Việt Nam học, học viên có cơ hội làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau như hướng dẫn du lịch, nghiên cứu Việt Nam học, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ,…

  1. Nội dung chương trình

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Việt Nam học có khối lượng học tập 65 tín chỉ. Chương trình có cấu trúc gồm 3 phần: kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, luận văn thạc sĩ.

         Phần kiến thức chung:

- Triết học (dành cho học viên Việt Nam): 4 tín chỉ; hoặc Lịch sử Văn hoá Việt Nam (dành cho học viên quốc tế): 3 tín chỉ

- Ngoại ngữ: là môn học điều kiện (không tính trong số tín chỉ của CTĐT).

+ Đối với học viên Việt Nam: Ngoại ngữ là một trong các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Nhật. Trình độ đầu ra theo chuẩn ngoại ngữ đầu ra của các chương trình đào tạo thạc sĩ tại ĐHQG-HCM ban hành kèm theo Quyết định số 160/QQĐ-ĐHQG ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Giám đốc ĐHQG-HCM.

+ Đối với học viên quốc tế: Ngoại ngữ là tiếng Việt. Học viên phải đạt trình độ tiếng Việt tối thiểu bậc 5 trong khung Năng lực tiếng Việt theo Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài.

                 Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành:

42 tín chỉ gồm 26 tín chỉ các học phần bắt buộc và 16 tín chỉ các học phần tự chọn.

 Thông tin về tuyển sinh

- Thời điểm tuyển sinh: Mỗi năm, Trường sẽ tổ chức tuyển sinh 2 đợt (tháng 5 và tháng 10), thông tin tuyển sinh sẽ được update trên website:  http://sdh.hcmussh.edu.vn/ 

- Hồ sơ đăng ký tuyển sinh sẽ được bán trực tiếp tại Phòng Sau đại học của Trường vào khoảng tháng 3 (cho đợt 1) và tháng 8 (cho đợt 2). Đối với học viên là người nước ngoài, Trường sẽ dùng hình thức xét tuyển.

- Hồ sơ xét tuyển: Bao gồm: Lý lịch của học viên; Bảng điểm đại học; Bằng tốt nghiệp đại học; Chứng chỉ tiếng Việt trình độ B2 trở lên (đối với học viên nước ngoài); Giấy khám sức khỏe.....