Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 892
TS. Huỳnh Công Hiển
Tóm tắt
Nhóm từ chỉ số lượng tuyệt đối với 4 từ đại diện là “tất cả”, “mọi”, “cả” và “suốt” cùng với cấu trúc “nào… cũng” và “gì… cũng” nằm trong chương trình tiếng Việt sơ cấp dành cho các học viên người nước ngoài. Bằng việc phân tích các đặc trưng ngữ nghĩa và các khả năng kết hợp của mỗi từ trong nhóm, bằng việc xác định một hướng tiếp cận, một hướng khai triển và xây dựng hệ thống bài tập, bài viết hy vọng giúp các học viên có khả năng sử dụng chuẩn xác nhóm từ này trong tiếng Việt.
Tiếng Việt sơ cấp cho người nước ngoài - nhóm từ chỉ số lượng tuyệt đối
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1689
TS. Lê Thị Minh Hằng
Tóm tắt
Đại từ nói chung và THẾ/VẬY nói riêng, là một nhóm từ không lớn xét về mặt số lượng, nhưng chúng thực hiện chức năng quan trọng đặc biệt, đó là chức năng hồi chỉ những điều đã được nói đến trong phát ngôn trước đó cũng như trực chỉ những sự kiện hay sự việc có thực trong thực tế. Vì lẽ đó, chúng được sử dụng một cách thường xuyên, với tần số cao hàng đầu.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 770
PGS.TS. Lê Khắc Cường – Thạc sĩ Phan Trần Công
Tóm tắt
Hiện nay, vấn đề tộc danh Tà Mun đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu sau khi công luận cho rằng không nên xếp nhóm Tà Mun vào tộc người Chrau hoặc Stiêng như đã làm trước đây, vì người Tà Mun có ngôn ngữ và văn hoá khác với hai tộc người nói trên. Bản thân bà con Tà Mun có ý thức rõ và luôn khẳng định mình là tộc người Tà Mun. Bài viết là kết quả của đợt điền dã ngôn ngữ học được tổ chức vào cuối tháng 3/2013 và tháng 7/2013 tại một số huyện thuộc tỉnh Tây Ninh và Bình Phước có đông đồng bào Tà Mun sinh sống.
Ghi nhận bước đầu về ngữ âm tiếng Tà Mun ở Tây Ninh và Bình Phước
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 968
TS. Nguyễn Thị Ngọc Hân
Tóm tắt
Với sinh viên Hàn Quốc học tiếng Việt, việc xây dựng, vận dụng những chuỗi từ như danh ngữ, động ngữ vào trong câu đôi khi có những nhầm lẫn trong việc xác định chức năng ngữ pháp, quan hệ tuyến tính, quan hệ lựa chọn và tính ràng buộc giữa các thành tố trong cấu trúc. Trong cương vị của cái lựa chọn, vị trí đứng trước được dành cho trung tâm - đơn vị chi phối và có quyền lựa chọn yếu tố phụ thuộc.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1748
Dao Muc Dich and Nguyen T. Anh Thu
Abstract
This paper reports a study that investigated the acoustic correlates of the intonation patterns of statements versus various kinds of questions in Southern Vietnamese. Sentences identical in segmental make-up and lexical tone were elicited in nine different contexts:
Acoustic Correlates of Statement and Question Intonation in Southern Vietnamese
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1244
Nguyễn Cung Thông
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 695
ThS. Võ Thị Ngọc Ân
Bài viết trình bày đặc điểm, các kiểu chuyển loại của từ trong tiếng Việt và tiếng Anh; đồng thời gợi mở một số cách thức giảng dạy từ chuyển loại dựa trên cơ sở đối chiếu sự tương đồng và dị biệt của hiện tượng chuyển loại giữa hai ngôn ngữ này.
Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt và tiếng Anh – ứng dụng vào dạy tiếng
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 992
ThS. Phan Trần Công
Vấn đề của người học ngoại ngữ luôn là ngôn ngữ mình đang học có những chuẩn mực nào, những gì mình được học có phải là chuẩn mực không và “tiếng chuẩn” trong ngôn ngữ đó là gì? Khi bắt đầu tiếp cận một ngôn ngữ, người học luôn ý thức mình đang tiếp cận ngôn ngữ đó thông qua một giáo viên với những đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt của cá nhân cũng như đặc trưng phương ngữ của giáo viên đó.