Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1169
ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Tóm tắt
Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động.
Về cặp vị từ gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1955
PGS.TS. Trần Thủy Vịnh
Tóm tắt
Bài viết thảo luận về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá; cách tiếp cận và mục tiêu chuyển tải văn hoá trong dạy tiếng nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp liên văn hoá cho người học. Bài viết cũng trình bày một số cách thức và nội dung chuyển tải văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài; làm rõ những thông tin giao tiếp văn hoá-xã hội, những mẫu phát ngôn hoặc mẫu hành vi tiêu biểu được sử dụng trong giao tiếp, cũng như những đặc tính văn hoá được phản ánh trong từ vựng tiếng Việt; và ở bước cao hơn là giúp học viên diễn đạt kiến thức văn hoá-xã hội này vào trong tiếng Việt một cách tự nhiên.
Về truyền tải kiến thức văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1656
TS. Nguyễn Hoàng Trung
Tóm tắt
Tiếng Việt phát triển cùng với những biến động lịch sử - xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc tiếp xúc với các ngôn ngữ khác nhau là một quá trình tất yếu. Nó giúp tiếng Việt trở nên phong phú trên mọi bình diện ngôn ngữ. Các nhà Việt ngữ học đã tìm được những công cụ cần yếu từ các ngôn ngữ nguồn để miêu tả các hệ thống trong tiếng Việt, từ hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vựng cho đến hệ thống ngữ pháp. Tuy nhiên, những công cụ ấy, nói chính xác hơn là những khái niệm ngôn ngữ (từ loại, hình vị, thì, thể, thức, thái…) tiếp nhận chủ yếu từ các ngôn ngữ biến hình.
Sao phỏng – con dao hai lưỡi trong miêu tả ngữ pháp tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 20677
ThS. Nguyễn Thị Thanh Truyền
Tóm tắt
Trong các tình huống nói năng hàng ngày, chúng ta thường sử dụng "chỉnh chu" và "chỉn chu". Tuy nhiên, từ "chỉnh chu" hoàn toàn không có trong từ điển. Còn "chỉn chu" có nghĩa là "chu đáo", "cẩn thận", "không chê trách gì được". Sau khi phân tích ý nghĩa của "chỉnh chu", chúng tôi tin rằng nó đã được sử dụng hợp lý và đúng nghĩa. Và đã đến lúc "chỉnh chu" nên được chính thức thừa nhận và có một chỗ đứng "hợp pháp" trong tiếng Việt.
Về các đơn vị “chỉnh chu”, “chỉn chu”?
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 3302
GS.TS. Đinh Lê Thư
Tóm tắt
Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến cách sử dụng các phó từ chỉ mức độ hơi - khá, rất - quá - lắm. Các phó từ loại này tuy số lượng ít nhưng tần số xuất hiện tương đối cao trong tiếng Việt và giữ vai trò khá quan trọng trong việc biểu thị các sắc thái tình cảm tế nhị trong các phán đoán về mức độ. Làm rõ cách sử dụng phó từ chỉ mức độ này và sự khác biệt ý nghĩa khi sử dụng chúng chẳng những giúp ta hiểu rõ thêm sự phong phú của tiếng Việt mà còn góp phần giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có hiệu quả hơn.
Cách sử dụng các phó từ chỉ mức độ rất- quá - lắm, hơi - khá
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1761
ThS. Nguyễn Thanh Thủy
Tóm tắt
Lĩnh vực giảng dạy ngôn ngữ đã trải qua nhiều biến chuyển và xu thế khác nhau, hình thành nên rất nhiều cách tiếp cận và phương pháp dạy tiếng. Phương pháp Task-Based Language Teaching (TBLT) đã và đang thu hút rất nhiều sự quan tâm. Bài viết này giới thiệu khái quát về TBLT, các ưu điểm và khả năng áp dụng của phương pháp này trong giảng dạy “Tiếng Việt thương mại”. Bốn phần đầu của bài viết lần lượt trình bày thuật ngữ “tasks”, khung cấu trúc của TBLT, vai trò của giảng viên trong phương pháp TBLT và một số bí quyết để áp dụng hiệu quả phương pháp này.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1645
ThS. Phan Thanh Tâm
Tóm tắt
Bài viết này trình bày về cụm động từ tiếng Stieng có các thành phần phụ trước, thành phần trung tâm và thành phần phụ sau tương tự như cụm động từ trong tiếng Việt và cũng có chức năng làm thành phần kiến tạo nên câu, đồng thời nó cũng có thể đứng độc lập trong những ngữ cảnh cụ thể tạo nên một thông báo giữa người nói và người nghe.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1358
TS. Nguyễn Hoàng Phương
Tóm tắt
Trong Mental Spaces, Giles Fauconier cho rằng một biểu thức ngôn ngữ bất kỳ nào cũng sẽ gợi lên một vùng không gian tinh thần trong tâm thức của chủ thể tiếp nhận. Đây là một lí thuyết hoàn toàn đúng đắn trong nghiên cứu ngôn ngữ học theo quan điểm tri nhận, đã được kiểm chứng không chỉ riêng trong lĩnh vực ngôn ngữ mà cả tâm lí học, thần kinh học, văn hóa học, triết học, dân tộc học, v.v. Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố không gian tri nhận của động từ tri giác tiếng Việt và tiếng Anh.