Lê Khắc Cường

Tóm tắt—Trong khi dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, người dạy thường đối diện với nhiều thắc mắc của học viên nước ngoài liên quan đến tiếng Việt. Bên cạnh những câu hỏi không dễ trả lời vì sự phức tạp về mặt khoa học, còn có khá nhiều câu hỏi khó trả lời không kém do sự thiếu vắng các quy định mà lẽ ra không thể thiếu đối với một ngôn ngữ quốc gia có trên 90 triệu người nói như tiếng Việt. 

Phan Thanh Tâm

Tóm tắt—Bài viết này trình bày những vấn đề cơ bản về Hệ thống đại từ nhân xưng tiếng Stiêng nhằm xác định những nét tương đồng và dị biệt của đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng với đại từ nhân xưng trong tiếng Việt. Hệ thống đại từ nhân xưng của mỗi dân tộc không những thực hiện chức năng xưng gọi mà còn thể hiện đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp của dân tộc đó. Vị trí của đại từ nhân xưng trong tiếng Stiêng và sắc thái biểu cảm của nó trong giao tiếp xã hội có những nét đặc trưng riêng trong cách sử dụng.

Nguyễn Trần Quý

Tóm tắt—Trong nghiên cứu ngữ âm học, cần có số liệu làm minh chứng xác thực. Thủ pháp phân tích ngữ âm học có giá trị cho việc kiểm chứng các giả thuyết âm vị trước đây. Qua đó, nêu lên cơ sở khoa học để củng cố các quan niệm nghiên cứu ngữ âm, âm vị học chính thống. Nếu như các chỉ số của formant F1, F2, F3 được xem là cơ sở để đo đạc các nguyên âm thì đối với phụ âm, các chỉ số Voice onset time (VOT), độ dịch chuyển formant, tiền formant, tần số quỹ tích formant sẽ được chú ý. 

Trần Thủy Vịnh

Tóm tắt—Truyện cười (jokes) rất phổ biến trong cuộc sống - tuy ngắn gọn nhưng tinh tế, đậm chất nghệ thuật của ngôn từ. Tiếng Việt cũng như tiếng Anh đều có nhiều truyện cười dựa trên cơ sở vận dụng hiện tượng mơ hồ ngôn ngữ. Người nghe/người đọc nhận ra các tình huống, sự kiện tức cười nhờ có “công cụ” mơ hồ ngôn ngữ kết hợp với kiến thức và sự nhạy cảm ngôn ngữ của mình.

Phan Trần Công

Tóm tắt—Mối quan hệ gần - xa giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ thể hiện qua tỷ lệ tương ứng từ vựng, nhất là từ vựng cơ bản, giữa các ngôn ngữ đó. So sánh từ vựng để xác minh quan hệ ngôn ngữ còn giúp xác định nguồn gốc của các ngôn ngữ trong vòng khả nghi, mà cụ thể trong bài này là tiếng Tà Mun.

Võ Thị Ngọc Ân

Tóm tắt—Hiện tượng chuyển loại được xem là một trong những hiện tượng có tính phổ quát của ngôn ngữ. Có thể nói quan niệm này bắt nguồn từ học thuyết của F.de Saussure về bản chất hai mặt của tín hiệu ngôn ngữ. Nghĩa, theo F.de Saussure, là quan hệ giữa cái biểu hiện (signifier) - vỏ ngữ âm của từ - hữu hạn và cái được biểu hiện (signified) - hiện thực khách quan cần phản ánh - vô hạn. Chuyển loại là một trong những cách hiệu quả nhất tạo từ mới trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, thể hiện một đặc tính quan trọng của ngôn ngữ: tính tiết kiệm.

Hiện tượng chuyên loại giữa danh từ và động từ trong tiếng Việt và tiếng Anh

Tác giả: Nguyễn Văn Hiệp

Bước sang những năm 90, lĩnh vực nghiên cứu cú pháp tiếng Việt sôi động hẳn với việc công bố cuốn “Tiếng Việt- Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Quyển 1” của Cao Xuân Hạo. Sau khi cuốn sách ra đời, đã có nhiều cuộc thảo luận được tổ chức xoay quanh chủ đề Ngữ pháp Chức năng và tiếng Việt. Phải thừa nhận rằng, cuốn sách của Cao Xuân Hạo đã mang lại một luồng gió mới cho cả nền ngôn ngữ học nước nhà và hiện nay, những vấn đề mà cuốn sách đặt ra vẫn đang còn là thời sự. Vì vậy, đánh giá cho hết những đóng góp mà cuốn sách mang lại là một công việc rất khó khăn. Tuy nhiên, khoảng cách 10 năm cũng có thể xem là tạm đủ để nêu lên những đóng góp cũng như những gợi mở của cuốn sách.

Trương Đăng Dung

1. Có thể nói vai trò của văn hóa cũng thay đổi nhiều trong thế giới hậu hiện đại ở phương Tây. Tiền hiện đại đề cao vai trò đào tạo của văn hóa, nó tìm thấy ở văn hóa cái chức năng giáo dục con người. Đối với thời hiện đại, văn hóa là công cụ chính để cá nhân tự giáo dưỡng, là một khả năng để con người trốn thoát khỏi cái trật tự vô tâm của thế giới, trên con đường phá vỡ hình thức ẩn náu của bản chất cá nhân. Văn hóa đã trở thành cuộc chiến cấp tiến mà hệ quả là văn hóa tinh hoa và văn hóa đại chúng tách rời nhau.