Hoàng Quốc

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sài Gòn

  1. Đặt vấn đề

Trong tiếng Việt toàn dân, xưng hô trong quan hệ gia đình thường được sử dụng thành cặp tương ứng giữa xưng và hô theo quan hệ thứ bậc (trên - dưới) và theo quan hệ dòng họ (nội - ngoại). Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ thứ bậc như: ông, bà - cháu; bố, mẹ - con; anh, chị - em. Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ dòng họ như: cô/ bác (bên nội) - dì/cậu (bên ngoại); mợ/dượng (bên ngoại) - bác/thím (bên nội) - cậu / dì (bên ngoại).

Lê Thị Minh Hằng

Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Nhóm liên từ nhưng, mà, còn, chứ có nhiều đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng gần gũi nhau, và cũng rất khác biệt nhau. Việc chỉ ra những đặc điểm đó, và cùng với nó là những chỉ dẫn sử dụng, là một hướng lập thức quan trọng phục vụ cho lý thuyết Việt ngữ học và cả thực tiễn giảng dạy tiếng Việt. Tuy nhiên, từ trước đến nay, các công trình có liên quan đều chưa đủ thuyết phục.

Cù Thị Minh Ngọc

Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

  1. Đặt vấn đề

Tất cả mọi người đều mong muốn phát triển những mối liên hệ tốt, biết quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Mối liên hệ tốt, trong môi trường lớp học, ta có thể gọi là sự cộng tác, không những là nền tảng cho hạnh phúc và bình an mà còn là nền tảng cho những hoạt động tốt trong việc học tập. Do đó, việc dạy học sẽ phát triển mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao khi các học viên có được cảm giác an toàn, được chăm sóc, sự cộng tác hay mối quan hệ tốt (rapport) với bạn bè cùng lớp, với thầy cô. Tình bạn với một nhóm ở trường học là điều kiện tiên quyết cho việc sẵn sàng dạy và học, đặc biệt là đối với các học viên Hàn Quốc có lối sống cộng đồng và trọng tình.

Bùi Duy Dương

Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HN.  

  1. Bối cảnh

Năm 2018, hai nước Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. 45 năm là một giai đoạn ngắn trong lịch sử quan hệ giao lưu có bề dày gần 1.300 năm giữa hai dân tộc, nhưng đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng, toàn diện của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Nhật Bản. Quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta khởi nguồn từ các mối liên hệ lịch sử, văn hóa, thương mại từ thế kỷ thứ VIII với âm nhạc Lâm Ấp của nhà sư Phật Triết mang tới cố đô Na-ra, hay quan hệ giao thương vào thế kỷ thứ XVI khi các Châu Ấn thuyền Nhật Bản đến Hội An, góp phần tạo dựng nên những trung tâm buôn bán sầm uất đầu tiên ở Việt Nam.

Đàm Trung Pháp

Các chủ ngữ vô hình 

Nhiều câu trong tuyệt tác Truyện Kiều của thi bá Nguyễn Du chứa đựng những chủ ngữ vô hình, thiếu minh xác mà theo Đoàn Phú Tứ (1949) như “ẩn hình ngay trong động từ, ta không vạch được nó ra một cách rành rọt mà chỉ hội được nó, theo cái nghĩa của đoạn văn mà thôi.” Ông Đoàn đưa ra thí dụ dưới đây: 

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này bàn về các từ chỉ màu xanh như xanh, thanhbiếc vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Ít người biết xanh cũng gắn liền với nền thi ca Việt Nam qua truyện Kiều: hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Thúy Vân. Tên gọi Thúy 翠 nghĩa là màu xanh lục, một tên thường đặt cho phái nữ. Từ ‘xanh’ hiện nay lại mang thêm một nghĩa thời thượng và đặc biệt liên hệ đến môi trường sạch (không ô nhiễm, không bị đen[2]), khác xa với nét nghĩa nguyên thủy và cơ bản của xanh từ thời cổ đại. Đảng Xanh (Green party/A) cũng xuất hiện ở các nước tân tiến với đại học xanh, kỹ nghệ xanh, môn hóa học xanh (Green chemistry) và phong trào "ngày chủ nhật xanh" vào năm nay (2019) ở VN.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Chính

Có thể nói, bất kỳ một ngôn ngữ trên trái đất này cũng đều trải qua hình thức vay mượn từ các ngôn ngữ khác. Ảnh hưởng về văn hóa là một trong những tác động chính trong việc vay mượn về ngôn ngữ. Ngoài ra, còn phải kể đến các yếu tố khác như địa lý, lịch sử, chính trị và xã hội trong việc hình thành ngôn ngữ vay mượn. Miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng vốn là một “melting pot”, dễ dàng hòa nhập với các nền văn hóa khác từ tiếng Tàu, tiếng Pháp và cuối cùng là tiếng Anh.

TTO - Roland Jacques - linh mục, nhà ngôn ngữ học người Pháp - luôn tin rằng Francesco De Pina (người Bồ Đào Nha), chớ không phải Đắc Lộ, là tác giả chữ quốc ngữ.