Nguyễn Tuấn Nghĩa*
Nguyễn Thị Diễm Phương**

DẪN NHẬP

“Tiếng Việt là khó hay dễ?”, câu trả lời phụ thuộc vào đặc điểm của cá nhân mỗi người học. Không ít người phải khổ sở vật lộn với tiếng Việt như Tabitha Carvan [Tabitha Carvan 2011], trong khi những người như George Millo lại cảm thấy tiếng Việt quá dễ học và nhanh chóng chỉ ra hàng loạt cái dễ của tiếng Việt [Y Vân 2016]. Bộ Ngoại giao Hoa Kì thì xếp tiếng Việt trong nhóm khó học ở mức trung bình và người nói tiếng Anh mất khoảng 1.100 giờ học để thạo tiếng Việt [Thanh Bình 2015].

*     Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
**   Thạc sĩ, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

 

Nguyễn Minh Chính*

ĐẶT VẤN ĐỀ

Là một phần quan trọng của ngôn ngữ, thành ngữ và cụm từ cố định (từ đây gọi chung là thành ngữ) chứa đựng trong nó những đặc trưng văn hóa, xã hội, v.v. của một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia. Dịch thành ngữ chính là truyền bá, đưa những đặc trưng đó ra khỏi cộng đồng, quốc gia, dân tộc đó. Những khác biệt về lịch sử, thói quen sinh hoạt, phong tục, thậm chí là địa lý môi trường, đặc trưng khí hậu và mọi khía cạnh trong cuộc sống, đều có thể được phản ánh trong thành ngữ.

*        Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH & Nhân văn, ĐHQG-HN.

Nguyễn Kim Yến*

MỞ ĐẦU

Thiết kế chương trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài theo quy trình ngược đã được PGS.TS Nguyễn Chí Hòa đề cập trong báo cáo tham luận và trình bày tại Hội thảo Giảng dạy Nghiên cứu Việt Nam học và Tiếng Việt (2018). Quy trình “ngược” là một trong ba cách tiếp cận trong thiết kế chương trình đào tạo ngôn ngữ bao gồm thiết kế xuôi, thiết kế trung tâm và thiết kế ngược.

*     Thạc sĩ, Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HN.

Nguyễn Huỳnh Lâm

  1. Đặt vấn đề

Kỹ năng Viết trong việc học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nói riêng cũng quan trọng như các kỹ năng còn lại như Nghe, Nói và Đọc. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, nếu không được quan tâm đúng mức, kỹ năng cốt yếu này lại rất dễ gây nhàm chán đối với đối tượng người học là sinh viên nước ngoài hệ chính quy đang theo học năm nhất tại Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Hoàng Trung

DẪN NHẬP

Tên gọi của khung tham chiếu CEFR phản ánh ý định của các nhà soạn thảo châu Âu. Trước tiên, khái niệm “khung” (framework, cadre) thể hiện ý định xây dựng một bộ tài liệu ‘khung’ nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia thực hiện một chính sách ngôn ngữ - với tư cách là sinh ngữ - một cách mạch lạc và có khả năng phối hợp giữa các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo tính minh bạch và rõ ràng của các chương trình giảng dạy. Khung tham chiếu CEFR không cổ xúy cho một học thuyết cụ thể nào trong việc dạy học, song nó hoàn toàn đề cao hướng tiếp cận “hành động” và “giao tiếp” trong dạy và học sinh ngữ vì một ngôn ngữ trước tiên là một phương tiện giao tiếp.

Trần Trọng Nghĩa 

Nguyễn Hoàng Phương 

  1. Đặt vấn đề

Khi đưa ra nhận định văn bản này khó, văn bản kia dễ thì tính chất khó hay dễ không hoàn toàn nằm ở bản thân của văn bản đó mà còn nằm ở thế so sánh của nhiều yếu tố khác như đối tượng, trình độ học viên và cả tính logic khoa học của thiết kế văn bản cũng góp phần làm nên nội hàm của tính chất này. Việc dạy tiếng Việt cho người nước ngoài đang phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi công tác biên soạn tài liệu cũng như thiết kế văn bản dạy học cần được chú trọng đầu tư theo hướng quy mô, chuyên nghiệp hơn.

Tác giả: Đào Tiến Thi

Như chúng ta biết, chữ Quốc ngữ ra đời từ thế kỷ XVII. Ban đầu nó chỉ dùng để truyền đạo trong nhà thờ Thiên chúa giáo, mãi về sau, khoảng gần 30 năm cuối thế kỷ XIX, nó được một số nhà văn Nam Kỳ dùng để viết truyện. Nhưng trong gần 30 năm đó, chữ Quốc ngữ cũng hầu như chỉ sử dụng trong phạm vi Nam Kỳ, không ảnh hưởng ra toàn quốc. Ngoài việc do Nam Kỳ còn là một vùng dân cư thưa thớt, văn hoá chưa có bề dày, thì theo chúng tôi, có nguyên nhân quan trọng hơn: giới trí thức cả nước nói chung chưa có ý thức cải cách xã hội nên chưa nghĩ đến công cụ này.

Lê Thị Thuỳ Vinh

  1. Đặt vấn đề

1.1. Trong công tác giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, giảng dạy từ vựng được quan tâm và đánh giá là một trong những phạm vi giảng dạy quan trọng bậc nhất. Bởi từ vựng là vật liệu để xây dựng ngôn ngữ, bộ mặt của từ vựng luôn phản ánh bộ mặt của ngôn ngữ. Hơn nữa, từ cũng là đơn vị cơ bản nhất đảm nhiệm nhiều chức năng của các đơn vị khác.