Cao Xuân Hạo

Ðã có một thời người ta bài trừ hai chữ trực thăng và thay nó bằng mấy chữ máy bay lên thẳng, vì trực thăng  “từ Hán-Việt”, một thứ từ ngữ “ngoại lai”, “đi mượn của người Hán”, tức là từ của tiếng nước ngoài, còn lên thẳng là từ “thuần Việt”, là sản phẩm “cây nhà lá vườn” đáng tự hào của người Việt Nam “chính cống”, tức người “Kinh”, người “Giao Chỉ”, người “Keo” hay người “Yuôn”.

Tác giả: Cao Tự Thanh

Thời gian qua, vấn đề dạy chữ Hán (tức mảng từ Việt Hán) trong nhà trường được báo chí đề cập nhiều lần và dư luận quan tâm. Có điều dạy chữ Hán trong trường phổ thông hay đại học thì từ việc đào tạo giáo viên tới xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình v.v sẽ rất tốn tiền, mất nhiều thời gian, mà cung cách nhồi nhét phổ biến trong nhà trường hiện nay chỉ làm công việc ấy trở thành một chuỗi các hành vi bị động, thiếu hứng thú và ít sáng tạo ở phần đông chủ thể tiếp nhận, trong khi đó phải là một quá trình tự nhiên và tự nguyện được nhất hóa vào hoạt động sống của từng cá nhân. Cho nên phải nhìn nhận từ một góc độ khác, hành động theo một cách thức khác.

Nguyễn Thị Thanh Hà*

  1. Khái quát lịch sử di dân của Việt Nam tới Đài Loan

Trong lịch sử phát triển đất nước, người Việt đã không ngừng di cư từ Bắc tới Nam hay từ trong nước ra nước ngoài. Công cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng đã tạo điều kiện cho người Việt mở rộng phạm vi sinh sống từ đồng bằng sông Hồng tới khu vực miền Thuận Quảng và sau này tới tận mũi Cà Mau. Khi sự giao thương giữa các quốc gia, các vùng trên thế giới ngày càng mật thiết, quan hệ giữa Việt Nam và các nước cũng tạo điều kiện cho người Việt có cơ hội di cư đến các nước khác nhau sinh sống, tạo nên một cộng đồng người Việt ở hải ngoại lên tới hơn 4 triệu người.

*     Thạc sĩ, Đại học Khoa học và Công nghệ Cao Hùng, Đài Loan.

Nguyễn Cung Thông[1]

 Phần này bàn về Kinh Lạy Cha (KLC) qua các dạng ghi nhận trong văn bản từ thời bình minh của chữ quốc ngữ. Phân tách kỹ hơn KLC sẽ tìm ra các dấu ấn của tiếng Việt cổ, sự thay đổi cách dùng trong tiếng Việt và ngay cả ảnh hưởng chính trị và thời cuộc. Cũng vào thời gian soạn phần 5A này, các vị giám mục Pháp đã quyết định đổi một chữ trong KLC "Ne nous soumets pas à la tentation" thành "Ne nous laisse pas entrer en tentation" (so với KLC tiếng Việt 2017 "Xin chớ[2] để chúng con sa chước cám dỗ", tiếng Anh "lead us not into temptation").

[1] Nghiên cứu tiếng Việt độc lập ở Melbourne (Úc) - địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

[2] Có tác giả dịch cách mới là "xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ", thí dụ như xem bài viết (10/2017) này http://www.sudiepchuaden.com/2017/10/su-iep-ung-nghiem-kinh-lay-cha-moi-se.html ...v.v...

Nguyễn Thị Ngọc Hân*

  1. Đặt vấn đề

“Cấu trúc Đề - Thuyết là một thuộc tính của câu với tính cách là sự thể hiện của một hành động nhận định (hay hành động mệnh đề - propositional act) chứ không phải là của phát ngôn với tính cách là một hành động giao tiếp giữa những người nói cụ thể, trong một tình huống cụ thể. Cấu trúc Đề - Thuyết, được đánh dấu hoặc có thể được đánh dấu bằng thìlà, trong tình huống phát ngôn nào cũng vẫn y nguyên” (Cao Xuân Hạo, 1999, tr.426). Thể hiện hành động nhận định về một sự tình nào đó bằng cấu trúc Đề - Thuyết có thể là đơn giản với người nói thứ tiếng này nhưng lại khá phức tạp với người nói thứ tiếng khác, đặc biệt với những sinh viên Hàn Quốc học tiếng Việt.

Nguyễn Thị Mai Quyên[1]

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi quốc gia đều tự đặt ra cho mình những chính sách cùng những mục tiêu cụ thể. Trung Quốc hiện là một quốc gia lớn; trong lịch sử cũng như trong hiện tại, quốc gia này không ngừng có tham vọng mở rộng ảnh hưởng trên thế giới. Với mục đích đó, những năm trở lại đây chính phủ Trung Quốc thực hiện một đại chính sách mang tên “Một vành đai, một con đường”. Trong nội dung của chính sách này Trung Quốc sẽ tiến hành hợp tác, kết nối toàn diện với rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Quá trình hợp tác này mang đến cho những quốc gia liên quan những ảnh hưởng vô cùng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa, xã hội...

[1]     Thạc sĩ. Viện Văn học – Giảng viên thỉnh giảng trường Đại học Dân tộc Vân Nam (năm học 2018- 2019)

Nguyễn Thị Hoàng Yến*

  1. Thuộc tính ngữ nghĩa - ngữ pháp của nhóm vị từ làm, khiến, gây

1.1. Cấu trúc tác động - gây khiến (causative resultative) mô tả thực thể gây ra sự việc có một hành động trực tiếp tác động đến đối tượng (người, sự vật, sự việc) và sự tác động này làm cho đối tượng thay đổi trạng thái (tính chất, tình trạng) hay vị trí, gây nên một quá trình mà bổ ngữ chính là đối thể của hành động chuyển tác ấy[1]. Dạng thức của một cấu trúc gây khiến - kết quả là [NP1 V1 NP2 XP] (“Họ bắn tàu chìm”). Trong đó, NP1 là danh ngữ chủ ngữ/tác thể, V là vị từ tác động, NP2 là người/vật bị tác động và XP là ngữ kết quả/trạng thái mới của NP2 (in nghiêng).

*     Thạc sĩ, Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHQG TP HCM

[1]     Cao Xuân Hạo (2006). Tiếng Việt Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, NXB KHXH, tr.439.

Nguyễn Thị Hồng Chuyên*
Songgot Paanchiangwong**

  1. Đặt vấn đề

Trong quá trình hội nhập quốc tế, khoa học công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Các thành tựu công nghiệp hiện đại của các nước tiên tiến (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu,…) giúp cho tất cả các quốc gia trên thế giới được thụ hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp các thành quả và rút ngắn được khoảng cách công nghiệp. Theo đó, các sản phẩm công nghệ về giáo dục của các nước tiên tiến cũng từng bước được sử dụng vào trong giáo dục dưới nhiều hình thức.

*       Tiến sĩ, Trường Đại học Udon Thani Rajabhat, Thái Lan
**      Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Udon Thani Rajabhat, Thái Lan.