Cao Xuân Hạo

Ai nấy đều biết rằng tiếng Việt không có một đại từ nhân xưng (hay hồi chỉ) trung hoà. Không phải tiếng Việt không có những đại từ nhân xưng chính danh. Tao, mày, nó, hắn (chúng tao, chúng mày, chúng nó) và họ, có thể coi là những đại từ nhân xưng và hồi chỉ chính danh. Nhưng trừ họ (đại từ hồi chỉ ngôi thứ ba số phức) ra, tất cả các đại từ này đều được cảm thụ như không được lễ độ, và không thể dùng trong khi giao tiếp với người dưng trong khuôn khổ xã giao bình thường, và ngay cả họ cũng không phải lúc nào cũng dùng được (chẳng hạn không thể dùng thay cho cha mẹ hay người thân tộc ở bậc trên so với người nói).

ROLAND BARTHES

 Roland Barthes, “Le bruissement de la langue”, Essais critiques IV, Le bruissement de la langue, Paris: Le Seuil, 1984. pp 85 – 89. Bản dịch tiếng Việt đã đăng trên Tạp chí Cửa Biển, số 166/2016, pp.120-122.

Nguyễn Trần Quý*

1. Đặt vấn đề

Ở nước ta, ngữ pháp tiếng Việt được nghiên cứu theo quan điểm chức năng xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỉ XX qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu như: Giới thiệu lí thuyết phân đoạn thực tại câu của Lí Toàn Thắng (1981); Vấn đề thành phần câu của Hoàng Tuệ (1988).

Nguyễn Thiện Nam*

  1. Mở đầu

Rất nhiều người nước ngoài khi học tiếng Việt, được coi là đạt đến mức thành thạo, ở Việt Nam làm việc đã lâu, họ nói gì người Việt cũng hiểu được, người Việt nói với họ nội dung gì họ cũng hiểu được nhưng lại gặp khó khăn khi nghe những hội thoại tự nhiên giữa người Việt Nam với nhau. Như vậy, đã có thể coi là thật thành thạo chưa? Nhất là một số người Việt khi lần đầu giao tiếp với người nước ngoài, mà vẫn giữ nguyên cách nói tự nhiên của họ với những đặc điểm riêng về ngữ điệu, phát âm và lối nói, ví dụ những người ở “quê” ra, những người nói nhanh, hay cướp âm…thì người nước ngoài, nếu không phải là những trường hợp giỏi đặc biệt, sẽ khó có thể hiểu hết được thông điệp mà người Việt đang trao đổi với người nước ngoài đó và càng khó khăn hơn khi người Việt đang trao đổi với nhau.

ROLAND BARTHES

 Roland Barthes, “Le bruissement de la langue”, Essais critiques IV, Le bruissement de la langue, Paris: Le Seuil, 1984. pp 85 – 89. Bản dịch tiếng Việt đã đăng trên Tạp chí Cửa Biển, số 166/2016, pp.120-122.

Nguyễn Quang Duy

Trên Diễn đàn BBC nhà báo Nguyễn Giang đưa ra một cách nhìn khá mới lạ để ghi công và đánh giá những nhân vật lịch sử đã đóng góp cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ.

“Các vị truyền giáo có công tạo ra bộ mẫu chữ, nhưng việc này không có gì quá độc đáo hay quá khó khăn và giả sử nếu không có họ thì việc đó cũng có thể làm được sau này.”

Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp

  1. Khái niệm hệ thống và kết cấu

Theo cách hiểu chung, “hệ thống” là một thể thống nhất bao gồm các các yếu tố có quan hệ và liên hệ lẫn nhau. Mỗi đối tượng trọn vẹn làm một hệ thống, chẳng hạn: một cái cây, một con vật, một gia đình v.v… Nói đến hệ thống, cần phải nói đến hai điều kiện: a) Tập hợp các yếu tố; b) Những mối quan hệ và liên hệ lẫn nhau giữa các yếu tố đó. Cần phân biệt hệ thống với những tập hợp ngẫu nhiên các yếu tố không có quan hệ tất yếu nào đối với nhau. Một đống củi cũng gồm rễ cây, thân cây, cành cây, lá cây… không tạo thành cái cây (hệ thống) mà chỉ là đống củi. Vài ba người ghép lại ở với nhau cũng không thành gia đình, bởi vì họ thiếu những quan hệ thuộc về gia đình.

Nguyễn Thị Thanh Truyền*

  1. Đặt vấn đề

Những tri thức về ngôn ngữ học là hữu ích cho bất cứ ai, đối với một người làm công tác giảng dạy ngôn ngữ thì vấn đề này lại càng cần thiết. Khi nói tiếng mẹ đẻ, hầu như tất cả chúng ta đều vận dụng từ một cách chính xác mà không cần giải thích nguyên nhân tại sao chúng ta lại dùng từ này mà không dùng từ khác trong bối cảnh ngôn ngữ đó. Thế nhưng, đối với những người dạy và học ngoại ngữ, ở đây chúng tôi đề cập đến những người dạy và học tiếng Việt như một ngoại ngữ, thì đây là vấn đề cần phải quan tâm và nghiên cứu.