Nguyễn Cung Thông[1]

(phần 21B)

Phần này bàn về cách dùng quan tiền và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ quốc ngữ và nước ngoài. Ngoài ra, một số nhận xét của người ngoại quốc khi dùng đồng tiền An Nam cũng cho thấy thực trạng của loại tiền này. Các phê bình này hầu như thiếu vắng trong tài liệu Hán, Nôm hay chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập hay khảo sát sâu xa. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false .

Nguyễn Cung Thông[1]
(phần 21A)

Phần này bàn về cách dùng tiền quí, cheo, bài ca dao “đi chợ tính tiền” và các cách tính tiền thời trước và thời LM de Rhodes, dựa vào tự điển Việt Bồ La và một số tài liệu chữ Nôm/chữ quốc ngữ. Đây là những chủ đề có rất ít người đề cập đến. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false . Không có nhiều tài liệu Hán Nôm viết về chủ đề tiền tệ trước đây nên người viết dựa vào một số ca dao và thành ngữ/tục ngữ đã được lưu truyền trong dân gian.

Phạm Thùy Chi*

  1. Đặt vấn đề

Trong đường hướng lấy người học làm trung tâm, việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thường phức tạp hơn việc xây dựng các mục tiêu giảng dạy rất nhiều. Thông thường, giáo viên có thể tiến hành kiểu công việc này theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, giáo viên cần tìm kinh nghiệm của người học và các phương pháp học tập mà họ ưa thích để trên cơ sở đó, với kinh nghiệm sẵn có của mình, giáo viên có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp. Ở giai đoạn thứ hai, giáo viên cần thu hút sự tham gia tích cực của người học vào việc lập kế hoạch cho các chương trình học tập của họ. Công việc này có thể thực hiện được bằng cách khuyến khích người học suy nghĩ, tham gia vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do đó việc tổ chức hoạt động học tập trong các giờ học nói chung và trong giờ học ngoại ngữ nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng và rất cần được giáo viên chú ý trong việc thiết kế chương trình, nội dung của bài giảng. Hai hình thức tổ chức lớp học phổ biến là làm việc theo cặp (Pairwork) và làm việc theo nhóm (Groupwork).

Pham Thi Thu Giang*

Nguyen Mai Hạnh**

  1. Research data and research methodology:

We recorded 20 participants (called CTVs) including Laotian and Cambodian students who already finished first year course (intermediate level) in the Military Technical Academy. They were divied by their teachers into three main groups, which can be listed as “Good” (CTV1), “Medium” (CTV2) and “Poor” (CTV3).

“Audacity” software is used as a recording tool and is set up in the computer with the default value of 22, 050Hz, 16 bit and file format “.wave”. CTVs’ recording files are then seperated into 2,360 small files and divided into 20 folders.

Nguyễn Hải Hoành

Bài viết giải đáp được phần nào các câu hỏi: Vì sao cùng là ngôn ngữ đơn lập mà tiếng Việt làm được chữ biểu âm còn tiếng Hán thì không; vì sao tiếng Nhật rất nghèo âm tiết lại làm được chữ biểu âm; vì sao phần lớn các nước đều dùng ngôn ngữ đa lập và chữ biểu âm.

Nguyễn Vân Phổ*

  1. Trong các tài liệu giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, hầu hết - nếu không muốn nói là tất cả - đều trình bày cấu trúc câu tiếng Việt theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ một cách hiển ngôn hoặc không. Theo đó, để diễn đạt một sự tình người ta thường sử dụng cấu trúc “song phần” là chủ ngữ và vị ngữ; nếu không đủ hai phần thì đó là câu “đơn phần”, chủ ngữ đã được tỉnh lược. Nếu ngoài chủ ngữ và vị ngữ (vốn được xem là hai thành phần bảo đảm sự hoàn chỉnh của câu) còn một thành phần nào khác - đứng trước chủ ngữ, trước hoặc sau vị ngữ - thì đấy là trạng ngữ, “quán ngữ” (hoặc một thứ gì đó tương tự).

Phan Thị Yến Tuyết*

Không ít câu hỏi được nêu lên vì sao Việt Nam chỉ là một đất nước nhỏ nhưng tiếng Việt và Việt Nam học lại được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới? Hiện nay, có khoảng gần 4 triệu người Việt Nam đang sống rải rác trên hơn 100 quốc gia trên thế giới. Hiện nay hơn chín mươi quốc gia trên thế giới có sự hiện diện của những cộng đồng người Việt. Về mặt học thuật, việc giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt và Việt Nam học đã có những tên gọi mang dấu ấn khác nhau về cách nhìn (như Đông Phương học, Châu Á học, Khu vực học, Việt học, Việt Nam học,…) đã thúc đẩy sự lý giải, nghiên cứu Việt Nam học. Như vậy, đặc điểm của tình hình giảng dạy tiếng Việt và Việt Nam học trên thế giới đã bao hàm nhiều sắc thái về lịch sử, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Khu vực học (Area Studies) chỉ mới bắt đầu từ khi chủ nghĩa tư bản phát triển và đại cách mạng ở châu Âu, đặc biệt vào thế kỷ XIX. Đến thế kỷ XIX, XX nhu cầu hiểu biết về thế giới nhằm phục vụ cho mục đích chinh phục thuộc địa đã thôi thúc các nước lớn ở châu Âu lập những trung tâm nghiên cứu về khu vực học, mà trước hết là ngành Đông Phương học. 

Nguyễn Văn Chính*

  1. Đặt vấn đề

Dạy ngôn ngữ thứ hai nói chung, dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nói riêng, đã có lịch sử khá lâu. Việc học tiếng Việt của người nước ngoài có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau nhưng dù là với mục đích nào thì, với người học, cái đích cuối cùng của họ vẫn là sử dụng thành thạo tiếng Việt, coi đó là cái chìa khóa để mở cánh cửa Việt Nam. Ngôn liệu trong các bộ sách dạy tiếng Việt (sách công cụ) hiện có, tuy đã thỏa mãn phần nào nhu cầu của người học, người dạy nhưng dường như vẫn ít nhiều làm người học cảm thấy nặng nề bởi cách chú giải ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ dụng,… mang tính hàn lâm.