Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1225
Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TÓM TẮT
Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến - khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến - khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 2063
Th. S. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Tóm tắt:
Bài viết làm rõ cách thức hoạt động, tương tác giữa vị từ hạt nhân với các thành phần trong khung tham tố của vị từ, đặc biệt là với ngữ kết quả và phân tích ảnh hưởng của ngữ kết quả đối với các kiểu cấu trúc kết quả tiếng Việt
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1046
Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TÓM TẮT:
Bài viết nghiên cứu một số cách thể hiện của cho trong tiếng Việt, so sánh với các kết hợp có nghĩa tương đương trong tiếng Nhật, để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt nhằm giúp học viên người Nhật học, hiểu, dùng cho chính xác hơn.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1166
Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Yến
TÓM TẮT
Thông qua việc khảo sát, phân tích các phát ngôn trong những tình huống giao tiếp thông thường, bài viết đề cập những phương thức nhận dạng cấu trúc kết quả tiếng Việt như xem xét sự phân bố tham tố vị từ, của khung vị ngữ; xem xét những tác tử đánh dấu khung đề - thuyết; xem xét những ràng buộc về cấu trúc câu. Việc cải biến câu (chêm xen, phục hồi, thay thế), chú trọng các yếu tố tình thái, các tác tử đánh dấu trong câu cũng đóng vai trò quan trọng trong việc không nhận diện sai cấu trúc kết quả.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1260
Th.S. Nguyễn Thị Hoàng Yến [1]
TÓM TẮT
Xét theo k ế t pháp, cấu trúc kết quả (CTKQ) trong tiếng Việt có hai kiểu cấu tạo chính: (1) Kiểu thứ nhất là CTKQ được tạo thành từ hai mệnh đề thể hiện hai sự tình nhân - quả có quan hệ chính -phụ; (2) Kiểu thứ hai từ mô hình câu đơn kết hợp với ngữ vị từ chỉ trạng thái kết quả. Trong kiểu cấu tạo th ứ hai lại có thể chia thành các kiểu cấu tạo khác nhau dựa trên tính ch ấ t, vị trí chuyển tác/ vô tác của vị từ trung tâm. Bài viết hệ thống các kiểu loại CTKQ và miêu tả sơ bộ đặc trưng ngữ nghĩa - ngữ pháp của chúng.
- Chi tiết
- Việt ngữ học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt
- Lượt xem: 1017
TS. Nguyễn Huỳnh Lâm
Tóm tắt
Báo cáo thực hiện trên tình huống thực tế của đối tượng học viên người Hàn Quốc học tiếng Việt. Học viên có những phát ngôn đúng ngữ pháp nhưng lại không phù hợp với tình huống hoặc đối tượng giao tiếp. Những lỗi này sẽ làm cho mục đích giao tiếp kém hiệu quả và đôi khi phản tác dụng. Qua khảo sát chiến lược cầu khiến bằng tiếng Hàn Quốc, chúng tôi so sánh với chiến lược cầu khiến trong văn hóa ứng xử Việt Nam để tìm ra nguyên nhân gây lỗi. Từ đó có kiến nghị để việc giảng dạy và học tập tiếng Việt như một ngoại ngữ được hiệu quả, tránh được những thất bại dụng học không đáng có của học viên Hàn Quốc.