Nguyễn Cung Thông[1]
Bài viết này bàn về tự điển chép tay của LM Pigneau de Béhaine (viết tắt là TVL). Người viết ghi lại kinh nghiệm đọc tài liệu này cũng như vài kết quả thú vị về tiếng Việt. TVL có thể đọc trên mạng thoải mái (không cần dùng kính lúp[2]!) như từ trang này chẳng hạn https://archive.org/details/DictionariumAnamiticoLatinumPigneaux/Dictionarium%20Anamitico-Latinum%20-%201772%2C%20P.J.%20Pigneaux/page/n335/mode/2up?view=theater …v.v… Ngoài giá trị về tự điển tiếng Việt bằng chữ quốc ngữ khá ổn định vào cuối TK 18 và đầu TK 19, ít người biết TVL là một nguồn tra cứu về ca dao và thành ngữ phong phú. Ngay trong mục đàm, TVL đã ghi cách dùng "tục ngữ hằng đàm[3] 俗語恆談", phản ánh phần nào một đường hướng biên soạn tài liệu này, như các thí dụ ghi nhận trong bài này.
Vài đóng góp của tự điển Béhaine trong văn hoá ngôn ngữ Việt Nam
[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập (Melbourne, Australia) - địa chỉ nguyencungthong@gmaịlcom
[2] Nhất là khi tra các dạng chữ Nôm, chữ quốc ngữ cổ chụp lại không được rõ ràng ...v.v... Thành ra nếu đọc được trên màn ảnh (computer screen) có sẵn thì tiện lợi biết bao, đặc biệt là khi phải phóng ra lớn để nhìn các nét viết từ các tài liệu cổ, nét chữ mờ hay phẩm chất kém với thời gian ...
[3] Tục ngữ là những câu nói còn lưu truyền trong dân gian (tiếng La Tinh là proverbium ~ lời ví, ngạn ngữ, lời khôn/Taberd), hằng đàm là thường được nói - câu này có ý lặp đi lặp lại (thừa).