Nguyễn Trần Quý*
1. Đặt vấn đề
Ở nước ta, ngữ pháp tiếng Việt được nghiên cứu theo quan điểm chức năng xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỉ XX qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu như: Giới thiệu lí thuyết phân đoạn thực tại câu của Lí Toàn Thắng (1981); Vấn đề thành phần câu của Hoàng Tuệ (1988).
Đến đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, xuất hiện công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng có hệ thống đầu tiên, đó là quyển Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển 1 của Cao Xuân Hạo. Đến năm 2006, Cao Xuân Hạo đã xem xét câu tiếng Việt ở ba bình diện là cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Về cú pháp, Cao Xuân Hạo đã phủ nhận quan hệ chủ - vị trong ngữ pháp tiếng Việt. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của một số nhà nghiên cứu nước ngoài, Cao Xuân Hạo cho rằng cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt phản ánh sát sao hành động nhận định của tư duy. Ông đã dùng bộ khái niệm đề - thuyết để miêu tả cấu trúc cú pháp tiếng Việt. Ông phân chia phần đề thành nội đề và ngoại đề. Theo ông, ngoại đề không quan trọng nên ông chỉ nhắc qua. Còn nội đề được ông chia thành hai tiểu loại là chủ đề và khung đề. Bên cạnh đề - thuyết mang tính chất miêu tả, thuật sự, ông còn đưa ra đề tình thái và thuyết tình thái. Tác giả Chim Văn Bé (2012) có điều chỉnh nhỏ về tên gọi các loại Đề. Trong phần đề có các tiểu loại như: đề tài, đề khung, đề tình thái. Còn phần thuyết sẽ có hai tiểu loại: thuyết và thuyết tình thái.
* Thạc sĩ, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG-HCM
Tìm hiểu về đề tình thái trong Tiếng Việt và ứng dụng trong việc dạy tiếng
_________________________________________________________________________
Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV với chủ đề Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay
NXB: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 (từ trang 533 đến trang 548)