Hoàng Quốc

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Sài Gòn

  1. Đặt vấn đề

Trong tiếng Việt toàn dân, xưng hô trong quan hệ gia đình thường được sử dụng thành cặp tương ứng giữa xưng và hô theo quan hệ thứ bậc (trên - dưới) và theo quan hệ dòng họ (nội - ngoại). Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ thứ bậc như: ông, bà - cháu; bố, mẹ - con; anh, chị - em. Cặp xưng hô tương ứng theo quan hệ dòng họ như: cô/ bác (bên nội) - dì/cậu (bên ngoại); mợ/dượng (bên ngoại) - bác/thím (bên nội) - cậu / dì (bên ngoại).

Nhưng khi khảo sát lời nói hằng ngày của người Việt ở miền Tây Nam Bộ chúng tôi thấy, ngoài cách xưng hô theo các cặp từ xưng hô theo quan hệ thứ bậc, dòng họ (nội, ngoại) trên, người miền Tây Nam Bộ còn thường xuyên sử dụng các từ xưng hô lâm thời trong giao tiếp hằng ngày, mang nét đặc trưng riêng của vùng văn hoá sông nước.

Đặc điểm xưng hô trong gia đình người Việt  ở miền tây Nam Bộ

 

Nguồn: Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV với chủ đề Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay

NXB: Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - 2019 (từ  trang 354 đến trang 365)