PGS. Kimura Mizuka

Giới thiệu

Theo báo cáo nghiên cứu được tiến hành vào năm 1945, Chen Chin-ho (Trần Kinh Hòa) đã liệt kê 41 họ tộc ở làng Minh Hương, trong số đó hàng chục họ tộc được cho là có nguồn gốc từ người Trung Hoa xưa như Cam, Chu, La, Hầu, Lưu, Nhân...

Lịch sử di cư và nghi lễ thờ cúng tổ tiên của các dòng họ gốc hoa ở Hương Vinh

Lê Tắc

TÓM TẮT NỘI DUNG

Số lượng văn hiến có liên quan đến Việt Nam trong lịch sử Trung Quốc khá phong phú, nhưng nhiều tác phẩm đã thất lạc, số còn lại thì việc chỉnh lý và sử dụng cũng chưa được bao nhiêu. Bài viết này, trên cơ sở thư mục xưa nay và các điển tịch liên quan, thử tìm hiểu rõ tình trạng cơ bản của loại văn hiến này về các mặt: phân bố lịch sử, hiện trạng mất còn, quan hệ giữa chúng với nhau, đồng thời trình bày vắn tắt giá trị của chúng. Với bài viết này, hy vọng sẽ cung cấp một đầu mối văn hiến cơ bản cho công tác nghiên cứu về Việt Nam.

Hành trình hơn một thế kỷ nghiên cứu văn hóa Việt Nam của Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) được đánh dấu bằng một cột mốc quan trọng và ý nghĩa: màn chào đón bộ sách tranh Lục Vân Tiên về lại cố hương...

(Bài nói chuyện trong khuôn khổ Ngày Văn Hóa và Sinh Nhật thứ XVIII Thư Viện Giáo Xứ Việt Nam Paris tổ chức ngày 30-3-2008).

«Di ảnh thánh Philipphê Phan Văn Minh được cất giữ tại Đan Viện Carmel (Cát Minh), 33 đường Cường Để Saigon. Mặt khác, Đại Chủng Viện Pénang (Mã Lai), nơi thánh Philipphê Phan Văn Minh tu học cùng với các thánh tử đạo khác là Phêrô Đoàn Công Quý, Phaolô Lê Văn Lộc, Gioan Đoàn Trinh Hoan và Phêrô Nguyễn Văn Lựu cũng tôn kính di ảnh ngài. (Ngày nay, Đại Chủng Viện Pénang trực thuộc Giáo Hoàng Học Viện Urbani Roma).

PGS.TS. Lê Giang (Đoàn Lê Giang)

Hình ảnh về đời sống nước ta còn lưu lại trong thư tịch rất ít. Tư liệu  phong phú nhất là bộ tranh khắc gỗ của Henri Oger Kỹ thuật của người An Nam với hơn 4500 bức hoàn thành vào đầu thế kỷ XX. Trước đó, ta có thể tìm thấy hình ảnh đời sống qua một số hình vẽ lẻ tẻ trong một số sách Hán Nôm trong nước và cả sách vở nước ngoài như Trung Quốc, châu Âu v.v… Tìm vào thư tịch cổ Nhật Bản, chúng tôi tìm thấy khá nhiều hình ảnh đời sống người Việt từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, trong đó có tư liệu quan trọng là bộ An Nam kỷ lược cảo安南紀畧藁  của Kondo Juzo近藤 重蔵 hoàn thành vào cuối TK.XVIII.

Tóm tắt

Ngoại phiên thông thư 外蕃通書 (còn có tên khác là “Ngoại phiên thư hàn” 外蕃書翰) là tập thư từ ngoại giao giữa Mạc phủ Tokugawa徳川với các nước: Triều Tiên, Lữ Tống (Philippine), Campuchia, Thái Lan, Việt Nam... Thời gian trao đổi các bức thư này là khoảng thế kỷ 17, tương đương với thời Edo sơ kỳ đến trung kỳ của Nhật Bản, và thời Trịnh-Nguyễn phân tranh ở Việt Nam. Người tập hợp, chỉnh lý tập sách ấy là Kondo Juzo 近藤 重蔵 (cũng gọi là Kondo Morishige 守重) (1771-1829), học giả, bề tôi của Mạc phủ Tokugawa. 

Thu Hằng

Quân đội Pháp chiếm Lạng Sơn tháng 02/1885, dưới sự chỉ huy của tướng Oscar de Négrier, trong cuộc chiến biên giới Việt-Trung.CC/Musee de l’Armé

Nghiên cứu về Việt Nam được người Pháp chú ý ngay từ thế kỷ XVII, bắt đầu từ các nhà truyền giáo dòng tên để phục vụ công việc đến các nhà thực dân trong công cuộc xâm chiếm Việt Nam. Kể từ đầu thế kỷ XX, ngành Việt Nam học phát triển cùng với sự thành lập của trường Viễn Đông Bác Cổ (Ecole française d’Extrême-Orient, EFEO) nhằm mục đích nghiên cứu các nền văn minh phương Đông với các chủ đề chính là nghiên cứu văn khắc, khảo cổ học và ngôn ngữ. Ít nhiều đi theo hướng này còn phải kể đến Viện Quốc gia Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (Inalco, trước là Langues’O).

Nguyễn Quang Ngọc

Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, ĐHQG Hà Nội

 Việt Nam học (Vietnamology) hay Nghiên cứu Việt Nam (Vietnamese Studies) cũng như Đông phương học (Orientalism) hay Nghiên cứu Đông phương (Oriental Studies) với tư cách là các ngành khoa học thực sự chỉ được hình thành trong quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang tìm cách mở rộng bành trướng và chiếm đoạt các nước phương Đông.