Léopold – Michel Cadière vừa là một nhà thừa sai, vừa là một nhà bác học bách khoa. Tác giả đã để lại một kho tàng tri thức phong phú về Việt Nam học nói chung và Huế học nói riêng. Bài này chỉ là đôi nét chấm phá xoay quanh kinh nghiệm hội nhập văn hóa tuyệt vời của Cadière.
 
1- Nguyên tắc hội nhập của Kitô giáo
Kitô giáo tự bản chất là một Đạo nhập thể và nhập thế, bởi vì Con Thiên Chúa đã lăn lưng vào đời để biến đổi và cứu vớt cuộc đời từ nền tảng. Thật vậy, Ngôi Lời mặc xác phàm, được sai đến “như con người cho loài người” để “rao truyền lời của Thiên Chúa” và hoàn thành công cuộc cứu độ mà Chúa Cha đã uỷ thác" [1]. Ngài chấp nhận làm người y hệt như mọi người, ngoại trừ tội lỗi và hòa mình với đồng loại như một giọt nước giữa trăm ngàn giọt nước khác. Kể từ đó, nhập thế đã trở thành bản sắc của Đạo Chúa và định hướng nền tảng cho công cuộc loan báo Tin Mừng.

HỒ VĨNH

LTS: Trong các ngày 7-9/9/2010 sắp đến, Ủy ban Văn hóa Hội đồng Giám mục Việt Nam và Tòa Tổng Giám mục Giáo phận Huế sẽ tổ chức Hội thảo về thân thế và sự nghiệp của Léopold Cadière (1869-1955), Nhà nghiên cứu về Huế và Việt Nam học, chủ bút của tập san Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H), một trong số các tờ báo hay nhất ở Đông Dương thuở trước. Hội thảo sẽ có một số nội dung liên quan đến văn hóa Huế như Văn hóa Huế, Mỹ thuật Huế, Cổ vật Huế dưới con mắt của L. Cadière... Nhân dịp này, Tạp chí Sông Hương đăng bài viết của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chuyển tải vài nét về hoạt động văn hóa của Léopold Cadière. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.S.H

Ngô Minh

Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ nước ta, cũng có rất nhiều người Pháp là nhà khai sáng mà tên tuổi của họ còn mãi với thời gian.

Đó là Alexandre de Rhodes - một nhà truyền giáo dòng Tên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ Quốc ngữ Việt Nam hiện đại. Đó là bác sĩ, nhà thám hiểm Yersin, người tìm ra cao nguyên Lâm Viên (Đà Lat).v.v...

Linh mục thừa sai Leopold' Cadierè cũng là con người kiệt xuất như vậy. Ông đã trở thành “người Việt Nam” từ trẻ và dành cả đời mình nghiên cứu văn hoá Việt, và để lại tên tuổi lẫy lừng.

Leopold' Michel Cadierè sinh năm 1863, đến Việt Nam năm 1892, làm việc tại giáo phận Huế. Năm 1895, Cadierè trông coi xứ đạo Tam toà và hạt Quảng Bình 14 năm. Từ năm 1918 đến 1945, sống tại Di Loan, Cửa Tùng với tư cách quản xứ giáo hạt Đất Đỏ.

Trong gần một thế kỷ thực dân Pháp đô hộ nước ta, cũng có rất nhiều người Pháp là nhà khai sáng mà tên tuổi của họ còn mãi với thời gian. Đó là Alexandre de Rhodes một nhà truyền giáo dòng Tên đã góp phần quan trọng vào việc hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam hiện đại . Đó là bác sĩ, nhà thám hiểm Yersin, người tìm ra Cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt). Linh mục thừa sai Léopold Cadière cũng là con người kiệt xuất như vậy. Ông đã trở thành “người Việt Nam” từ trẻ và dành cả đời mình nghiên cứu văn hóa Việt, và để lại tên tuổi lẫy lừng cho hôm nay và mai sau.

Nguyễn Văn Đăng

Tóm tắt

Bài viết điểm qua thân thế và sự nghiệp của Giáo sư Trần Kinh Hòa, ghi nhận những đóng góp của ông trên các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nhất là công lao to lớn của ông trong việc khai thác nguồn sử liệu Hán Nôm của Việt Nam trong thời gian cộng tác với Viện Đại học Huế (1958-1962).

Nhìn lại những cống hiến của Giáo sư Trần Kinh Hòa, có thể xem ông là một nhà Đông phương học, một nhà Việt Nam học xuất sắc, để lại nhiều công trình khảo cứu sử liệu rất có giá trị cho nền sử học Việt Nam, đặc biệt cho giới nghiên cứu cổ sử Việt Nam và cổ sử Đông Nam Á. 

Trần Kinh Hoà

Khảo Cứu Về Danh Xưng Giao Chỉ

Nguồn: https://vi.scribd.com/document/351216907/Kh%E1%BA%A3o-C%E1%BB%A9u-V%E1%BB%81-Danh-X%C6%B0ng-Giao-Ch%E1%BB%89-Tr%E1%BA%A7n-Kinh-Hoa#

Thích Đại Sán

I. NGÀY THÁNG XUẤT BẢN SÁCH HẢI NGOẠI KỶ SỰ VÀ NỘI DUNG CỦA SÁCH

Nguyên bản in sách Hải ngoại kỷ sự do Thích Đại Sán biên soạn, hiện còn tàng trữ tại Đông dương Văn khố Nhật bản (日本東洋文庫) và Quốc lập Trung ương Đồ thư quán Trung hoa (國立中央圖書館,中華) bản của Đông dương Văn khố (kệ sách số 11, 11-k-56) chia 6 quyển ra làm 6 tập. Còn bản của Trung ương Đồ thư quán thì 6 quyển đóng thành 2 tập. Đầu bản sách của Đông dương Văn khố có đóng 3 con dấu: “Đông dương văn khố”, “Tứ minh Lư thị bão kinh lâu Tàng kinh ấn”, và “Đăng điền kiếm phong tàng thư chi ấn” do đó, biết bản sách ấy nguyên thuộc Bão kinh đường tàng thư của Lư Văn Chiêu  ở Dư Liêu, sau vào tay Đằng điền Phong bát (Khiếm phong), bác sĩ người Nhật bản và sau khi Đằng Điền bác sĩ qua đời, mới bỏ vào Đông dương văn khố.

Tác giả bài viết: Huỳnh Lứa

Nói đến công cuộc khai phá vùng đất trấn Hà Tiên trong giai đoạn ban đầu - vào những thập kỷ cuối thể kỷ XVII và nửa đầu thế kỷ XVIII, một vấn đề đặt ra là nên đánh giá vai trò và công lao của họ Mạc - Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tích - như thế nào cho đúng. Về vấn đề này trước nay đã có nhiều ý kiến nêu lên, tuy có khác nhau về sắc thái, nhưng tựu trung đều nhấn mạnh hoặc ra sức đề cao vai trò và công lao của hai cha con họ Mạc, coi đó là nhân tố quyết định đối với công cuộc khai phá vùng đất thuộc trấn Hà Tiên lúc mới bắt đầu, quy kết tất cả công lao khai phá Hà Tiên về cho Mạc Cửu và con là Mạc Thiên Tích.