Đoàn Lê Giang

Việc nghiên cứu về Việt Nam ở Nhật Bản khá sớm, từ đầu thập niên 1930 đã có rải rác một số công trình. Đến thập niên 1940 thì số bài viết, sách du ký, sách dịch và nghiên cứu về Việt Nam tăng lên nhiều. Trong bối cảnh ấy, văn học Việt Nam cũng được nghiên cứu, giới thiệu và dịch thuật ở Nhật Bản với số lượng khá phong phú. Từ đầu thập niên 1960 đến nay, văn học Việt Nam được dịch, nghiên cứu, giới thiệu ở Nhật Bản với số lượng lớn và có hệ thống, đưa Nhật Bản trở thành một trong những quốc gia nghiên cứu văn học Việt Nam hàng đầu trên thế giới.

Tác giả: Bùi Trân Phượng

Khi nói đến truyền thống văn hóa Việt Nam liên quan đến vị thế người phụ nữ trong xã hội, nhiều người nghĩ đến Nho giáo, thậm chí Tống Nho. Có ít nhất hai lý do chính. Thứ nhất, Nho giáo là bộ phận cấu thành của văn hóa Việt qua nhiều thế kỷ từ Bắc thuộc đến các triều đại độc lập và mãi đến ngày nay. Thứ hai, khi người phương Tây đến Việt Nam vào thời cận đại (thế kỷ 16-17) nước Việt thời đó đang độc tôn Tống Nho trong khoa cử; nên đó là hiện trạng được nhiều nhà quan sát phương Tây chứng kiến và ghi chép lại.

Huỳnh Như Phương

MỞ ĐẦU

Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc với chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) và việc ký kết Hiệp định Genève (20-7-1954), đất nước Việt Nam vẫn chưa được thống nhất như ước nguyện của người dân. Hiệp định này quy định lực lượng kháng chiến của Việt Minh và lực lượng của Pháp, vốn ở thế đan cài giữa nông thôn, rừng núi, đô thị, phải đình chiến và tập kết ở hai miền, lấy ranh giới là vĩ tuyến 17, trong khi chờ hai năm sẽ hiệp thương bầu cử để thống nhất đất nước.

Huỳnh Ngọc Thu
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.
Lê Thị Mỹ Hà
Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM. 

  1. Cộng đồng người Cil ở Lang Biang

Người Cil, theo Danh mục các dân tộc Việt Nam được Ban hành theo Quyết định số 121-TCTK/PPCĐ ngày 02 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục Thống Kê Việt Nam, được xem là nhóm người địa phương của tộc người K’ho, nên không có tên trong danh mục 54 dân tộc của Việt Nam. Khi nghiên cứu về lịch sử tộc người Cil, Mạc Đường cho rằng, “… người Chil (Cil) là bộ lạc riêng cư trú ở vùng cao nguyên Lâm Viên, và thuộc cơ cấu của bộ tộc M’nông trước đây…” (Mạc Đường, 1983, tr.295). “… Người Cil cùng với người K’ho, Lạt thuộc các nhóm người nhỏ bé, có khả năng đã chống lại người M’nông và kéo về sống ở phía Nam trong những vùng biệt lập ở lưu vực sông Krông Knô và cao nguyên Lâm Viên” (Mạc Đường, 1983, tr.299).

Hoàng Thị Hiền Lê

Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Trung tâm 123 Vietnamese.

  1. Đặt vấn đề

Văn hóa Việt Nam hiện nay một mặt luôn giữ gìn những tinh hoa truyền thống của dân tộc, một mặt vẫn có sự tiếp biến giao lưu với văn hóa khu vực và quốc tế. Vậy sự tiếp biến đó bắt đầu từ khi nào? Nó thăng hoa vào giai đoạn nào? Lịch sử dân tộc trải qua nhiều biến cố thăng trầm, song hành với những biến cố đó là nhiều sự dịch chuyển của văn hóa, văn học, nghệ thuật. Trong đó, giai đoạn đầu thế kỷ XX từ 1930 đến 1945 có thể xem là thời kỳ có nhiều thay đổi lớn với sự du nhập của nhiều luồng tư tưởng khác nhau trong xã hội.

Hoàng Minh Phúc

Phó Giáo sư. Tiến sĩ, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

  1. Dẫn nhập

“Từ khi có con người, mỗi người chúng ta lẽ dĩ nhiên là cần phải nói với người khác những gì mà mình biết và những gì mà mình suy nghĩ như chúng ta. Nhu cầu này là một điều kiện sinh tồn đối với con người ngay từ lúc sơ khai” (F.Terrou, 1968, tr.13).

Từ thời kỳ tiền sử, khi chưa có tiếng nói, chữ viết, con người giao tiếp với nhau bằng âm thanh, ký hiệu, hình vẽ, màu sắc,... Khi có tiếng nói, thông tin được chuyển tải qua nhiều hình thức, từ những câu chuyện truyền khẩu, những bài hát đồng dao, những câu ca dao, câu vè, đố, trong sinh hoạt đình làng, qua mõ làng và nhiều hình thức dân gian khác.

Phạm Xuân Nam

Lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ Nhất có thể được chia thành hai giai đoạn nhỏ: Từ năm 1858 đến năm 1896 là giai đoạn thực dân Pháp lần lượt thôn tính toàn bộ nước ta, rồi tiếp đó tiến hành công cuộc “bình định” để củng cố ách thống trị của chúng. Từ năm 1897 đến năm 1913 là giai đoạn chính quyền thực dân bắt đầu mở cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn để vơ vét sức người và tài nguyên thiên nhiên của nước ta, hòng mãi mãi kìm hãm nhân dân ta trong vòng nô lệ.

Vũ Anh Tuấn

Tôi gặp cuốn sách này lần đầu tiên năm tôi 20 tuổi và người giới thiệu nó với tôi không ai khác hơn là Cụ thân sinh ra tôi. Một hôm Cha tôi lấy từ trong tủ sách, mà cụ để riêng những cuốn sách Cụ quý và đánh giá cao, cuốn Connaissance du Vietnam này và bảo tôi: “Con hãy chịu khó đọc ngay cuốn này, con đã 20 tuổi và đã biết khá Pháp văn, hãy đọc cuốn này để có một hiểu biết căn bản về quê hương, đất nước và đồng bào của con. Tuy các tác giả là hai người Pháp nhưng những gì họ biết về dân ta rất ư là phong phú, rất đáng để chúng ta sử dụng và tham khảo.”