Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 1387
ĐOÀN LÊ GIANG(*)
Bài thơ Xuân nhật tức sự 春日即事 là bài thơ hay, từng được Việt âm thi tập tuyển và đề tên tác giả là sư Huyền Quang (Quyển 3). Bài thơ cũng được giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII bình giảng rất thú vị khi nói về thơ Lý Đạo Tái (Huyền Quang)(1). Tuy nhiên trên Tạp chí văn học (số 1-1984), Lê Mạnh Thát với bài Về tác giả bài thơ Xuân nhật tức sự đã khẳng định tác giả bài thơ không phải là Huyền Quang Lý Đạo Tái mà là một thiền sư đời Tống (Trung Quốc) có tên là Ảo Đường Trung Nhân 拗堂中仁禪師 và đã giới thiệu về Ảo Đường Trung Nhân cũng như nguồn gốc văn bản bài thơ trong Gia Thái phổ đăng lục 嘉泰普燈錄, Ngũ đăng hội nguyên 五燈會元, Tục truyền đăng lục 続傳燈錄, dị bản trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 禪宗頌古聯珠通集 và một số tài liệu khác.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 833
Lã Trọng Đại*
- Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Hiển nhiên, với một bề dày lịch sử như thế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự phong phú và thâm sâu, bền chắc của các yếu tố văn hóa, cũng như những nét đặc thù trong căn tính của dân tộc này. Một trong những căn cứ xác đáng nhất để giúp ta có thể kiểm chứng được điều đó chính là ngôn ngữ, mà hẹp hơn và tin cậy hơn là chữ viết, với những cứ liệu thành văn được lưu giữ lại qua thời gian. Bởi lẽ, chữ viết là cầu nối tri thức và văn hóa giữa các thế hệ, các thời đại, phản ánh chân thực văn hóa và lịch sử của một dân tộc.
* Thạc sĩ, Giảng viên Khoa Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 1042
Huỳnh Quán Chi*
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh**
Ngoài việc được biết đến như tác giả của những công trình: Thế giới truyện Nôm (NXB Văn hóa - EFEO,1998), Tranh dân gian Việt Nam (NXB Văn hóa - Văn nghệ, 2017),… được xuất bản ở Việt Nam gần đây, Maurice Durand còn là nhà Việt Nam học có nhiều đóng góp với hàng loạt tác phẩm bằng tiếng Pháp:
* Tiến sĩ Huỳnh Quán Chi, Trường Đại học Tiền Giang.
** Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Trường Đại học Tiền Giang.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 815
TRẦN NHO THÌN
Truyện Kiều có một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa và văn học của dân tộc ta. Một nhà văn ở đầu thế kỷ XX đã ví Truyện Kiều như tờ “trước bạ” ( giống như khái niệm “sổ đỏ” hiện nay) để hình dung vai trò của tác phẩm đối với việc xác định tư cách văn hóa của người Việt, chủ nhân chân chính của giang sơn gấm vóc. Nếu thiếu đi tác phẩm, chân dung văn hóa của dân tộc ta không thể trọn vẹn. Sức sống và sức hấp dẫn to lớn của kiệt tác đối với người Việt Nam đã khiến cho nhiều học giả nước ngoài quan tâm dịch thuật và nghiên cứu Truyện Kiều như một cách tiếp cận hiệu quả tâm lý, tính cách người Việt.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 1519
Đoàn Lê Giang(*)
Trong Thiền uyển tập anh (bản chữ Hán) có bài kệ Truy tặng Vạn Hạnh thiền sư của Lý Nhân Tông (1066 – 1128) như sau:
萬行融三際
真符古讖機
鄉關名古法
柱錫鎮王畿
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 830
Kwon Hyeok-rae
GIỚI THIỆU
Mục đích của bài viết này là phân tích tình hình nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam hiện nay và đưa ra hướng nghiên cứu trong tương lai.
Truyện cổ bao gồm truyện dân gian truyền thống, đã được lưu truyền từ lâu, trong đó bao gồm cả văn bản truyện dân gian viết bằng thơ, truyện cổ tích được xử lý và kể lại theo sở thích và trình độ của trẻ em. Có hai tiền giả định trong định nghĩa này.
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 1337
TRẦN NGHĨA-LƯƠNG THỊ THU
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Những năm gần đây, do để tâm tới văn học so sánh, chúng tôi phát hiện thêm nhiều tác gia, tác phẩm văn học cổ ở trong nước cũng như ở nước ngoài viết về Vương Thuý Kiều.
Thuộc phạm vi trong nước, ngoài Truyện Kiều của Nguyễn Du mà chúng ta đều biết, còn có không ít những sáng tác khác lấy câu chuyện Vương Thuý Kiều làm đề tài(1). Trong số này, có loại dùng Kim Vân Kiều truyện (KVKT) của Thanh Tâm Tài Nhân (TTTN) làm bản nguồn (văn bản nguyên thuỷ, source text) để viết, và ở trường hợp này, tác phẩm đang nói tới sẽ là bản phái sinh (soạn lại, revuriting), như Truyện Kiều (còn có các tên gọi khác: Thuý Kiều truyện, Kim Vân Kiều truyện, Đoạn trường tân thanh) của Nguyễn Du; Kim Vân Kiều lục của Phạm Quý Thích; Hội đề Kiều thi của Phạm Quý Thích, Hà Quyền; Thanh Tâm Tài Nhân thi tập của Trần Bích San, Chu Mạnh Trinh; Thanh Tâm Tài Nhân cổ kim minh lương đề vịnh tập biên của Minh Mệnh, Tự Đức, Nguyễn Khuyến v.v...
- Chi tiết
- Văn hóa - Văn học Việt Nam
- Lượt xem: 789
Huỳnh Vĩnh Phúc
Tiến sĩ, Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ.
Nguyễn Thị Kim Phượng
Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH & NV, ĐHQG-HCM.
Morimoto Taisei
Sinh viên, Đại học Osaka Nhật Bản.
- Vận động nữ quyền tại Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh chuyển biến từ truyền thống sang hiện đại của Đông Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Vận động nữ quyền tại Trung Quốc
Nửa cuối thế kỷ XIX, các nhà tư tưởng Trung Quốc Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Nghiêm Phục sau khi tiếp thu tư tưởng “Nhân quyền thiên phú” (天赋人权) của Phương Tây đã dùng tư tưởng này để quan sát và phân tích vấn đề phụ nữ của Trung Quốc, làm nảy sinh những tư tưởng nam nữ bình đẳng mang màu sắc lý tính. Khang Hữu Vi trong Đại đồng thư (大同书) viết rằng: con người do trời sinh ra có thân thể tất có quyền, người xâm phạm quyền đó là xâm phạm thiên quyền, người bỏ quyền đó là người mất thiên chức. Nam và nữ tuy thân thể khác nhau, nhưng cũng đồng là quốc dân, do đó mỗi bên đều có nhân quyền: tự lập, tự chủ, tự do, và nam nữ bình đẳng là điều kiện để thực hiện thế giới đại đồng (Hà Lê Bình (1997): 85).