Lê Thị Thanh Tâm*

Phan Ngọc đặt trọng tâm ở “cách”: “phương cách”, “cách thức”, “cách tiếp cận”, “cách thức nhận”, “cách xem xét”, “thử xét”,… trong hầu hết các vấn đề nghiên cứu nói chung mà ông quan tâm. Sự thiết yếu của phương pháp (cách thức) đặt trọng tâm ở chỗ: nó cần đến sự phân tích một cách sống còn, hướng đến sự thuyết phục có được nhờ phân tích, bởi sự phân tích ấy mà phản chiếu của cái lõi tư tưởng xuyên suốt bên trong. Trong trường hợp này, những kết luận khoa học có khả năng trở nên “sang trọng” hơn (ở cả tư tưởng và con đường tiếp cận) nhờ được đào luyện trong nỗ lực thực sự của trí tuệ. Một phương pháp thiếu tư tưởng là phương pháp khó có sức sống. Một tư tưởng thiếu phương pháp thì nó khó hiển lộ. Phương pháp của Phan Ngọc là hồi âm của tư tưởng trước những thách thức giải mã cơ chế khái niệm.

*     Tiến sĩ, Trường Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG-HN.

Lê Thị Phượng*

Bảo tồn di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng luôn thu hút sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng như cộng đồng sở hữu di sản. Khi các di sản chưa được UNESCO công nhận thì các vấn đề được quan tâm chủ yếu xoay quanh việc làm thế nào để bảo tồn, phát huy giá trị di sản, làm sao cho di sản được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến; sau khi di sản được công nhận, các vấn đề đáng quan ngại là làm thế nào để việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản đi đúng hướng, để cho di sản không bị biến đổi dưới tác động của kinh tế thị trường, du lịch, xu thế toàn cầu hóa,…

Lê Thị Diễm Phúc*

  1. Đặt vấn đề

Với những đặc điểm đặc trưng thể loại của mình, văn học dân gian có vai trò phản ánh văn hóa tộc người một cách rõ nét. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính “Văn học dân gian là thành tố của văn hóa, có nhiều lợi thế trong việc phản ánh sâu sắc bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện cách cảm, lối nghĩ của dân tộc” (Nguyễn Xuân Kính (2003): 94). Vì thế, khi tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc thì việc nghiên cứu văn học dân gian là điều không thể bỏ qua.

*     Thạc sĩ, Đại học Trà Vinh.

Tác giả: Nguyễn Thị Minh

1.

Với một tôn chỉ mục đích rõ ràng: hướng về cái mới, làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không còn hợp thời, đưa phương pháp khoa học thái Tây ứng dụng vào văn chương Việt, Tự lực văn đoàn đã có công lao to lớn trong việc hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Các cuốn tiểu thuyết từng làm say lòng thế hệ thanh niên một thuở không chỉ bởi các luận đề xã hội đầy tính cách mạng và tinh thần nhân văn mà còn bởi khả năng đi sâu vào những biến thái tinh vi trong lòng người bằng một văn phong trong sáng, thi vị, một kết cấu trần thuật hiện đại[1]Đời mưa gió của Nhất Linh, Khái Hưng là một trường hợp như thế. Tác phẩm là một hành trình đi vào thế giới tâm hồn sâu thẳm của con người với những chỗ khuất khúc, quanh co bí mật. Không chỉ dừng ở tầng ý thức, nhà văn còn đưa người đọc tới cõi vô thức tối tăm để cùng khám phá và suy ngẫm. Vì vậy, tiểu thuyết không có nhiều sự kiện éo le, tình tiết li kì nhưng vẫn lôi cuốn, hấp dẫn, để lại ấn tượng khó quên.

Lê Thị Hồng Minh*

  1. Phần mở đầu

Tục ngữ, thành ngữ là những hiện tượng văn hóa, ý thức xã hội. Dòng chảy ngôn ngữ không ngừng vận động, biến đổi và luôn sản sinh, làm phong phú, mới mẻ cho đời sống ngôn ngữ. Trong những năm qua, bên cạnh việc sử dụng những câu tục ngữ, thành ngữ dân gian, người Việt, đặc biệt là các bạn trẻ, còn thích sử dụng các cụm từ cố định mới (CTCĐM). Nhiều CTCĐM này có thể được xem là những câu tục ngữ, thành ngữ mới.

*     Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Lại Nguyên Ân

1/ Xung quanh những bài thơ nôm được truyền tụng của Hồ Xuân Hương, hai luồng ý kiến “khen” và “chê” tồn tại dai dẳng − có lẽ đã từ rất lâu, và có thể đoán rằng ngay từ khi những bài thơ ấy xuất hiện và bắt đầu sống trong trí nhớ của các thế hệ công chúng − có một điểm đụng độ nhau kịch liệt. Ấy là chỗ mà người ta gọi là cái “tục và dâm”: Có phải là có cái “tục và dâm” trong những bài thơ ấy? ý nghĩa của nó ra sao?

Luo Ching-Wen (La Cảnh Văn)

1. Mở đầu

Trước đây, khi tiến hành nghiên cứu về văn hóa, lịch sử, địa lý hoặc vấn đề về người Hoa, Hoa Kiều khu vực Đông Nam Á, chúng ta thường phải đối mặt với thực tế tư liệu tản mát khắp nơi, khó thu thập, các tư liệu dịch không đầy đủ. Nhưng cũng nhờ vậy đã kích thích các học giả tiến hành sưu tập, chỉnh lý, khảo cứu, phiên dịch các tư liệu liên quan, từ đó, tạo nên cơ sở tư liệu vững chắc khi muốn nghiên cứu về văn tự, ngôn ngữ, văn sử, địa lý, tư liệu chữ Hán, văn học chữ Hán tại khu vực Đông Nam Á.

    Assistant Professor, Department of Chinese Literature, National Sun Yat-sen University (Đại học Trung Sơn Đài Loan).

Lê Sỹ Đồng*

MỞ ĐẦU

Người Việt Nam với trầm tích văn hóa lâu đời đã thể hiện rất nhiều triết lý trong quan niệm nhân sinh về những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Những triết lý ấy được lưu lại trong cách xây nhà dựng cột, trong cách ăn nếp ở, trong hành vi, tiếng nói,… và trong các tác phẩm văn học. Ở các tác phẩm văn học, những triết lý nhân sinh có khi được thể hiện trực tiếp, có lúc lại được thể hiện gián tiếp. Vì vậy, để hiểu và chỉ ra được những triết lý ấy trong các tác phẩm văn học, đôi khi, không phải là việc dễ dàng. Trong tham luận này, chúng tôi cố gắng tìm hiểu một vài khía cạnh nhân sinh trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn từ góc nhìn điển cố, với hy vọng rằng, trước hết, góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu nội dung, tư tưởng tác phẩm Chinh phụ ngâm; sau nữa là góp thêm một hướng tiếp cận về quan niệm nhân sinh của người Việt từ trong cách nhìn về cuộc sống của Đặng Trần Côn.

*     Thạc sĩ, Trường Đại học Thủ Dầu Một.