Một trong những chức năng hàng đầu của Khoa Việt Nam học là đào tạo ngành Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học.

  • Đào tạo cử nhân Việt Nam học

            Khoa đào tạo chương trình cử nhân Việt Nam học hệ chính quy dành cho người nước ngoài, chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ từ xa qua mạng. Ngoài ra Khoa còn đào tạo cử nhân Việt Nam học theo hình thức hợp tác trao đổi 2+2 và 3+1 theo thỏa thuận hợp tác giữa Nhà trường và các trường đại học ở nước ngoài. Số sinh viên theo học chương trình cử nhân Việt Nam học các hệ ngày càng tăng. Hiện nay, tổng số sinh viên học hệ cử nhân Việt nam học ở Khoa là 260 sinh viên.

  • Đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ chính quy cho người nước ngoài

            Từ năm học 2000-2001 Khoa bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa đầu tiên chương trình đại học chính quy ngành Việt Nam học dành cho sinh viên là người nước ngoài. Đến năm học 2019-2020, Khoa đã tuyển sinh và đào tạo được 20 khóa.

            - Mỗi năm, Khoa xét tuyển từ 50 đến 70 thí sinh vào đào tạo hệ cử nhân chính quy Việt Nam học.

            - Điều kiện xét tuyển: Thí sinh là người nước ngoài đã tốt nghiệp trung học phổ thông, có Chứng chỉ Năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 2/6 (A2) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cấp, còn trong thời hạn 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

Tổng quát về chương trình đào tạo

            + Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ chính quy dành cho người nước ngoài có thời gian đào tạo là 04 năm học. Tùy điều kiện, khả năng của mỗi sinh viên, thời gian học có thể được rút ngắn tối đa 02 học kỳ và kéo dài thêm tối đa 04 học kỳ, có nghĩa thời gian để hoàn thành chương trình đào tạo tối thiểu từ 3 năm đến tối đa là 6 năm.

            + Chương trình cử nhân Việt Nam học hệ chính quy có tổng khối lượng kiến thức là 120 tín chỉ, bao gồm 02 khối kiến thức: Kiến thức giáo dục đại cương gồm 28 tín chỉ và Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm 92 tín chỉ. Ngoài 120 tín chỉ này, sinh viên cần phải tích lũy và nộp Chứng chỉ Tin học đại cương vào cuối khóa học để được xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

 Mục tiêu của Chương trình đào tạo

            + Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học được xây dựng nhằm đào tạo cử nhân có kiến thức Việt Nam học, có tinh thần, thái độ phục vụ tốt, đáp ứng yêu cầu của công việc liên quan đến đất nước, con người Việt Nam; có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp; có tinh thần cầu tiến, khả năng tự học hỏi, làm việc nhóm và thích ứng với môi trường làm việc tại Việt Nam, có liên quan đến Việt Nam hoặc môi trường đa văn hoá. Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học hướng đến những mục tiêu cụ thể sau:

            + Nắm vững những kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn

+ Nắm vững những kiến thức cơ bản về đất nước, con người Việt Nam

            + Có kiến thức cơ bản về cơ cấu tiếng Việt và giao tiếp tốt

            + Sinh viên có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, có kỹ năng làm việc theo nhóm.

            + Có khả năng áp dụng kiến thức đã học để giải quyết công việc thực tiễn

            + Có đạo đức, có tinh thần trách nhiệm với đất nước, với cộng đồng và công việc.

Cơ hội nghề nghiệp

            Vị trí làm việc: Cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại chính quốc hoặc tại các cơ sở giáo dục có trường sở tại Việt Nam; làm công tác biên – phiên dịch tiếng Việt trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục, truyền thông của nước ngoài; làm hướng dẫn viên du lịch,…

            Cơ hội học lên cao hơn: Cử nhân ngành Việt Nam học có thể tiếp tục học bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chuyên ngành Việt Nam học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội, nhân văn khác như Ngôn ngữ học, Văn hoá học, Lịch sử Việt Nam, Nhân học,…

Nội dung chương trình

            Nội dung chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học với khối lượng kiến thức toàn khoá học 120 tín chỉ được thiết kế cụ thể như sau:

TT

Mã   

môn học

Tên môn học

Số tín chỉ - Số tiết

Số Tín chỉ

Số

tiết

Ghi chú

1 Kiến thức giáo dục đại cương

(General Educational Knowledge)

28

495

 

1.1 Các môn lý luận chính trị

10

195

 

1

DAI001

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin phần I (Marxism-Leninism Principles I)

02

45

 

2

DAI002

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin phần II (Marxism-Leninism Principles II)

03

60

 

3

DAI003

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Directions and policies of Vietnam Communist Party)

03

45

 

4

DAI004

Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology)

 

02

45

 

1.2 Các môn nhân văn – nghệ thuật (Philology Subjects)

18

300

 

* Nhóm học phần bắt buộc (CompulsorySubjects)

14

240

 

1

 

DAI006

Môi trường và phát triển

(Environment and Development)

02

30

 

2

DAI012

Cơ sở văn hoá Việt Nam

(Introduction to Vietnamese Culture)

02

30

 

3

DAI016

Lịch sử văn minh thế giới

(History of World Civilization)

03

45

 

4

DAI017

Tiến trình lịch sử Việt Nam

(Process of Vietnamese History)

03

45

 

5

DAI024

Pháp luật đại cương

(Introduction to General Law)

02

45

 

6

DAI033

Phương pháp nghiên cứu khoa học

(Research Methodology)

02

45

 

* Nhóm học phần tự chọn (Optional Subjects): Sinh viên chọn 4 tín chỉ trong số các học phần dưới đây

04

60

 

1

DAI013

Dẫn luận Ngôn ngữ học

(Introduction to Linguistics)

02

30

 

2

DAI020

Lôgich học đại cương

(Introduction to Logic)

02

30

 

3

DAI021

Xã hội học đại cương

(Introduction to Sociology)

02

30

 

4

DAI022

Tâm lý học đại cương

(Introduction to Psychology)

02

30

 

5

DAI023

Nhân học đại cương

(Introduction to Anthropology)

02

30

 

6

DAI026

Kinh tế học đại cương

(Introduction to Economics)

02

30

 

7

DAI028

Chính trị học đại cương

(Introduction to Politics)

02

30

 

8

DAI039

Tôn giáo học đại cương

(Introduction to Religious Studies)

02

30

 

2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Major Subjects/Professional Educational Knowledge)

92

1.380

 

2.1 Kiến thức cơ sở (Common subjects)

60

900

 

1

VNH021.1

Tiếng Việt trung cấp: Đọc

(Intermediate Vietnamese: Reading)

05

75

 

2

VNH022.1

Tiếng Việt trung cấp: Nghe

(Intermediate Vietnamese: Listening)

05

75

 

3

VNH024.1

Tiếng Việt trung cấp: Nói

(Intermediate Vietnamese:Speaking)

05

75

 

4

VNH023.1

Tiếng Việt trung cấp: Viết

(Intermediate Vietnamese: Writing)

05

75

 

5

VNH030.1

Tiếng Việt nâng cao: Đọc

(Advanced Vietnamese: Reading)

05

75

 

6

VNH031.1

Tiếng Việt nâng cao: Nghe

(Advanced Vietnamese: Listening)

05

75

 

7

VNH032.1

Tiếng Việt nâng cao: Nói

(Advanced Vietnamese: Speaking)

05

75

 

8

VNH033.1

Tiếng Việt nâng cao: Viết

(Advanced Vietnamese:Writing)

05

75

 

9

VNH025.1

Tiếng Việt học thuật: Đọc

(Academic Vietnamese: Reading)

05

75

 

10

VNH026.1

Tiếng Việt học thuật: Nghe

(Academic Vietnamese: Listening)

05

75

 

11

VNH027.1

Tiếng Việt học thuật: Nói

(Academic Vietnamese: Speaking)

05

75

 

12

VNH028.1

Tiếng Việt học thuật: Viết

(Academic Vietnamese: Writing)

05

75

 

2.2. Kiến thức ngành (Specialized subjects)

32

480

 

2.2.1. Kiến thức chung của ngành - nhóm học phần bắt buộc (Compulsory Subjects)

22

330

 

1

VNH015

Nhập môn khu vực học và Việt Nam học (Introduction to Area and Vietnamese Studies)

 

02

30

 

2

VNH029

Tiếng Việt thương mại

(Business Vietnamese)

02

30

 

3

VNH035

Văn hoá bảo đảm đời sống ở Việt Nam (Life-sustaining Cultures in Vietnam)

02

30

 

4

VNH040

Kinh tế Việt Nam (Vietnamese Economy)

02

30

 

5

VNH041

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại (Modern Political System of Vietnam)

02

30

 

6

VNH053

 

Đại cương văn học Việt Nam

(Introduction to Vietnamese Literature)

03

45

 

7

VNH009.1

Địa lý Việt Nam: tự nhiên, nhân văn, kinh tế (Natural, Human and Economic Geography of Vietnam)

02

30

 

8

VNH052

Ngữ pháp tiếng Việt

(Vietnamese Grammar)

03

45

 

9

VNH048

Thực tập (Internship)

02

30

 

10

VNH049

Thực tế (Field Trip)

02

30

 

2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành - Nhóm học phần tự chọn (Optional Subjects): Sinh viên chọn 10 tín chỉ trong các học phần sau đây (đối với SV không làm khoá luận tốt nghiệp)

10

150

 

* Nhóm các học phần về văn hoá, xã hội, kinh tế

(Culture, Society, Economy Module)

 

 

 

1

VNH001

ASEAN và Quan hệ VN – ASEAN

(ASEAN and Relationship between Vietnam and ASEAN)

02

30

 

2

VNH002

Các đặc trưng sinh thái môi trường Việt Nam (Ecological Features of Vietnam)

02

30

 

3

VNH005

Các tôn giáo ở Việt Nam

(Religions in Vietnam)

02

30

 

4

VNH008

Địa lý và cư dân các nước Đông Nam Á (Geography and Peoples in Southeast Asia)

02

30

 

5

VNH036

Văn hoá du lịch Việt Nam

(Vietnam’s Tourist Culture)

02

30

 

6

VNH037

Văn hoá ứng xử Việt Nam

(Etiquettes in Vietnamese Culture)

02

30

 

 

7

VNH038

Văn hoá Đông Nam Á (Southeast Asian Culture)

02

30

 

8

VNH039

Văn hóa các dân tộc ở Việt Nam

(Ethnic Groups’ Culture in Vietnam)

02

30

 

9

LSU065

Khảo cổ học Việt Nam (Vietnamese Archeology)

02

30

 

Nhóm các học phần về khoa học ngữ văn (Philology Module)

 

 

 

1

DAI014

Ngôn ngữ học đối chiếu

(Contrastive Linguistics)

02

30

 

 

2

VNH004

Liên kết và soạn thảo văn bản tiếng Việt (Vietnamese Connectives and Writing)

02

30

 

3

VNH011

Lý thuyết dịch (Translation Theory)

02

30

 

4

VNH012

Ngữ âm tiếng Việt thực hành

(Vietnamese Practical Phonetics)

02

30

 

5

VNH016

Phương ngữ tiếng Việt (Vietnamese Dialects)

02

30

 

 

6

VNH020

Tiếng Việt báo chí

(Media Vietnamese)

02

30

 

7

VNH034

Từ vựng tiếng Việt thực hành

(Vietnamese Practical Lexicology)

02

30

 

8

DAI036

Lịch sử tiếng Việt

(History of Vietnamese Language)

02

30

 

9

VNH044

Phong cách học tiếng Việt

(Vietnamese Stylistics)

02

30

 

 

10

VNH046.1

Văn học dân gian Việt Nam (Vietnamese Folk Literature)

02

30

 

11

VNH047

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại

(Modern Vietnamese Short Stories)

02

30

 

12

VNH054

Tiếng Việt Du lịch

Vietnamese for Tourism

02

30

 

2.2.3 Khoá luận tốt nghiệp

10

150

 

1

VNH010

Khoá luận tốt nghiệp (Thesis) – Dành cho các SV xuất sắc và có nguyện vọng làm khoá luận. SV làm khoá luận được miễn 10 TC tự chọn.

10

150

 

Tổng số tín chỉ cần tích luỹ (Total):

120

1.875

 

Cuối khoá học, sinh viên phải nộp Chứng chỉ Tin học đại cương cho Trường để bổ sung hồ sơ xét điều kiện tốt nghiệp.

  • Đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ từ xa qua mạng

Từ năm học 2018-2019, Khoa bắt đầu triển khai đào tạo chương trình cử nhân Việt Nam học hệ đào tạo từ xa qua mạng (E-learning), gồm chương trình cho văn bằng 1 và chương trình cho văn bằng 2.

Đối tượng xét tuyển

Người Việt Nam, Việt kiều và người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam.

Điều kiện tham gia xét tuyển: Những người muốn theo học hệ đào tạo từ xa (ĐTTX) bậc đại học chuyên ngành Việt Nam học phải có các điều kiện sau:

+ Đã tốt nghiệp trung học phổ thông (học văn bằng 1)

+ Đã tốt nghiệp đại học (học văn bằng 2).

+ Với đối tượng xét tuyển là người ngước ngoài: Ngoài điều kiện về trình độ nêu trên, còn phải có Chứng chỉ năng lực tiếng Việt trình độ tối thiểu bậc 3/6 (B1) do Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM cấp (đối với người theo học Văn bằng 1). Đối với người theo học Văn bằng 2 thì phải có Chứng chỉ năng lực tiếng Việt trình độ tối thiểu bậc 5/6 (C1) do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cấp, hoặc đã học chương trình đại học văn bằng 1 bằng tiếng Việt. Các Chứng chỉ năng lực tiếng Việt còn trong thời hạn 02 năm trở lại tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.

Phương thức đào tạo

- Chương trình áp dụng phương thức đào tạo từ xa qua mạng viễn thông, theo đó phương thức học tập chủ yếu là dưới 2 hình thức:

+ Offline: là hình thức sinh viên tự học tại nhà: tự học thông qua các tài liệu học tập như bài giảng, sách giáo khoa, giáo trình, băng, đĩa phần mềm máy tính…, trao đổi, thảo luận với giảng viên hoặc học viên khác về nội dung học tập nhờ máy vi tính và mạng tin học viễn thông. Hình thức này chiếm từ 50% đến 70% tổng số tiết môn học.

+ Online: Giảng viên và sinh viên tương tác qua mạng, trao đổi trên các diễn đàn. Giảng viên hướng dẫn sinh viên biết cách thực hiện các phần khó, giải đáp thắc mắc và tổ chức thi hết môn học… Hình thức này chiếm từ 30% đến 50% số tiết môn học.

Để học tập đạt hiệu quả cao, sinh viên cần đọc, nghiên cứu tài liệu, xem video bài giảng cho mỗi môn học được giảng viên cung cấp trên trang hệ thống http://courses.vns.edu.vn.

Chương trình đào tạo

Chương trình dành cho người học Văn bằng 1: có tổng cộng 120 tín chỉ, bao gồm 02 khối kiến thức: Kiến thức Giáo dục đại cương (28 tín chỉ) và Kiến thức Giáo dục chuyên ngành (92 tín chỉ).

Chương trình dành cho người học Văn bằng 2: có 92 tín chỉ thuộc khối kiến thức Giáo dục chuyên ngành, được miễn phần khối lượng kiến thức Giáo dục đại cương. Ngoài số tín chỉ này, người học Văn bằng 1 phải tự tích lũy và nộp Chứng chỉ Tin học đại cương và Chứng chỉ Ngoại ngữ trình độ B1 vào cuối khóa học để được xét cấp bằng tốt nghiệp.

Mục tiêu chung của chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo bậc đại học ngành Việt Nam học hình thức từ xa qua mạng được xây dựng nhằm đào tạo ra các cá nhân có kiến thức tổng quát về lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn và hiểu biết tổng thể về đất nước, con người Việt Nam; nhìn Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế; có kĩ năng làm việc chuyên nghiệp và thái độ quan tâm, trách nhiệm đối với sự phát triển của ngành Việt Nam học. Từ những gì đã học và rèn luyện, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể tìm thấy công việc phù hợp, có khả năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tiễn nghề nghiệp; có tinh thần cầu tiến, khả năng tự học hỏi, làm việc nhóm và thích ứng với môi trường làm việc tại Việt Nam, có liên quan đến Việt Nam hoặc môi trường đa văn hoá.

Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp ngành Việt Nam học, hệ đào tạo từ xa qua mạng có kiến thức, kỹ năng và năng lực cụ thể như sau

+ Nắm vững những kiến thức về lý luận chính trị; kiến thức tổng quát về lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn; kiến thức tổng thể về đất nước, con người Việt Nam và quan hệ Việt Nam với khu vực Đông Nam Á, Đông Á; có kiến thức chuyên sâu về du lịch học và phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.

+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động, sáng tạo; khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; có kỹ năng chuyên nghiệp về hướng dẫn du lịch và giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài; có thái độ sống tích cực, đạo đức, công bằng và các trách nhiệm khác

+ Có kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp tốt.

+ Có năng lực thực hành nghề nghiệp: hướng dẫn du lịch, giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ, nghiên cứu Việt Nam học

Cơ hội nghề nghiệp

Cử nhân ngành Việt Nam học có khả năng giảng dạy, nghiên cứu tiếng Việt tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông tại chính quốc hoặc tại các cơ sở giáo dục có trường sở tại Việt Nam; làm công tác biên – phiên dịch tiếng Việt trong các cơ quan kinh tế, ngoại giao, giáo dục, truyền thông của nước ngoài; làm hướng dẫn viên du lịch,…

Nội dung chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo ngành Việt Nam học từ xa qua mạng bậc đại học với khối lượng kiến thức toàn khoá học 120 tín chỉ như sau (hệ Văn bằng 2 gồm 92 tín chỉ thuộc khối Giáo dục chuyên ngành, miễn 28 tín chỉ thuộc khối kiến thức Giáo dục đại cương)

TT

Mã môn học

Tên môn học

Số

tín chỉ

Ghi chú

 

 

1 Kiến thức giáo dục đại cương (General Educational Knowledge)

28

 

 

 

1.1 Các môn lý luận chính trị

10

 

1.         

DAI001

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác–Lênin 1 (Marxism-Leninism Principles 1)

02

 

2.         

DAI002

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác–Lênin 2 (Marxism-Leninism Principles 2)

03

 

3.         

DAI003

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam (Directions and policies of Vietnam Communist Party)

03

 

4.         

DAI004

Tư tưởng Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Ideology)

02

 

 

 

1.2 Các môn nhân văn – nghệ thuật (Philology Subjects)

18

 

 

 

* Nhóm học phần bắt buộc (Compulsory Subjects)

12

 

1.         

DAI012

Cơ sở văn hoá Việt Nam (Introductionto Vietnamese Culture)

02

 

2.         

DAI013

Dẫn luận Ngôn ngữ học (Introduction to Linguistics)

02

 

3.         

DAI016

Lịch sử văn minh thế giới (History of World Civilization)

03

 

4.         

DAI017

Tiến trình lịch sử Việt Nam (Process of Vietnamese History)

03

 

5.         

DAI033

Phương pháp nghiên cứu khoa học (Research Methodology)

02

 

 

 

* Nhóm học phần tự chọn (Optional Subjects): Sinh viên chọn 6 tín chỉ trong số các học phần dưới đây

06

 

1.         

DAI022

Tâm lý học đại cương

(Introduction to Psychology)

02

 

2.         

DAI023

Nhân học đại cương (Introduction to Anthropology)

02

 

3.         

DAI024

Pháp luật đại cương (Introduction to General Law)

02

 

4.         

DAI039

Tôn giáo học đại cương (Introduction to Religious Studies)

02

 

 

 

Tin học đại cương (SV tự tích lũy)

 

 

 

 

Ngoại ngữ (SV tự tích lũy)

10

 

 

 

2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (Major Subjects /Professional Educational Knowledge)

92

 

 

 

2.1. Kiến thức cơ sở (Common subjects)

(Các môn đất nước học, văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật)

29

 

1.         

VNH009

Địa lý Việt Nam (Geography of Vietnam)

03

 

2.         

VNH084

Phong tục, lễ hội dân gian Việt Nam (Vietnamese traditional customs, festivals)

02

 

3.         

VNH005

Các tôn giáo ở Việt Nam (religions in Vietnam)

02

 

4.         

VNH068

Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam (Regional Culture and cultural subdivisions in Vietnam)

03

 

5.         

VNH067

Văn hóa Nam Bộ (Culture of Southern Vietnam)

02

 

6.         

VNH083

Nhập môn nghệ thuật học (Fundamentals of Art)

02

 

7.         

VNH042

Ẩm thực-trang phục Việt Nam (Vietnamese food and clothing culture)

04

 

8.         

VNH064

Mỹ thuật, âm nhạc Việt Nam (Vietnamese music and fine arts)

04

 

9.         

VNH085

Sân khấu truyền thống VN (Vietnamese folk performance)

03

 

10.     

VNH062

Kiến trúc Việt Nam (Vietnamese architecture)

02

 

11.     

VNH086

Thực hành văn bản tiếng Việt (Vietnamese discourse)

02

 

 

 

2.2. Kiến thức ngành

(Kiến thức chung: 31, Kiến thức chuyên sâu: 32 TC)

63

 

 

 

2.2.1. Kiến thức chung của ngành (31 TC, bắt buộc: 22, tự chọn: 9 TC)

(Các môn lý thuyết Việt Nam học, khu vực học, văn hóa du lịch)

31

 

 

 

Bắt buộc

22

 

1.         

VNH015.1

Nhập môn khu vực học và Việt Nam học (Introduction to Area and Vietnamese Studies)

 

03

 

2.         

VNH075

Văn hoá Ấn Độ và ĐNÁ (Indian and Southeast Asian Culture)

03

 

3.         

VNH077

Văn hóa Trung Hoa (Chinese culture)

03

 

4.         

VNH036

Văn hóa du lịch Việt nam

(Vietnam’s Tourist Culture)

 

03

 

5.         

VNH057

Địa danh học Việt Nam (Vietnamese Typonymy)

02

 

6.         

VNH059

 

Giáo dục Việt Nam (Vietnamese education)

02

 

7.         

VNH041

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại (Modern Political System of Vietnam)

02

 

8.         

VNH019

Thực tập hướng nghiệp (Internship)

04

 

 

 

Tự chọn (Chọn 9 TC trong 11 TC dưới đây)

9

 

9.         

VNH060

Hán văn cơ bản

(Basic Chinese Characters)

03

 

10.     

VNH076

Văn hóa Đông Bắc Á (Northeast Asian culture)

03

 

11.     

VNH051

Các nền văn hóa cổ Việt Nam (Ancient culture of Vietnam)

02

 

12.     

VNH001

ASEAN và Quan hệ VN – ASEAN (ASEAN and Relationship between Vietnam and ASEAN)

02

 

13.     

VNH054

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài (Vietnamese overseas community)

02

 

 

 

2.2.2. Kiến thức chuyên sâu của ngành (SV chọn 32 tín chỉ trong các môn học sau đây)

 

32

 

 

 

Định hướng du lịch (SV chọn 32 tín chỉ trong 35 TC sau đây)

32

 

1.         

VNH055

Đại cương khoa học du lịch

(Fundamentals of Tourism)

03

 

2.         

VNH058

Địa lý du lịch thế giới

(Geography of world tourism)

03

 

3.         

VNH089

Địa lý du lịch Việt Nam

(Geography of Vietnam tourism)

04

 

4.         

VNH061

Hệ thống chính trị và các văn bản pháp luật liên quan đến du lịch

(Vietnam’s tourism law and strategies)

02

 

5.         

VNH073

Tổ chức sự kiện

(Event planning)

03

 

6.         

VNH088

Quản trị văn phòng

(Office management)

02

 

7.         

VNH 090

Quy trình và phương pháp hướng dẫn du lịch

(Process and methods of travel guide)

03

 

8.         

DUL012

Du lịch văn hóa

(Cultural tourism)

02

 

9.         

DUL011

Du lịch sinh thái

(Ecotourims)

02

 

10.     

DUL010

Du lịch MICE

(MICE tourism)

02

 

11.     

DUL051

Thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành (Design and Develop travel products)

03

 

12.     

DUL020

Kỹ năng dẫn chương trình

(Skills for MC)

02

 

13.     

VNH065

Nghệ thuật giao tiếp trong du lịch (Communication in tourism and hospitality)

02

 

14.     

DUL058

Tổng quan cơ sở lưu trú và ẩm thực trong du lịch

(Overview of accommodation facilities and cuisine in tourism)

02

 

 

 

Định hướng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (SV chọn 32 tín chỉ trong các 35 TC sau đây)

32

 

1.         

VNH091

Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ

(Methods in Teaching Foreign Languages)

03

 

2.         

VNH052

Ngữ pháp tiếng Việt (Vietnamese Grammar)

03

 

3.         

VNH012

Ngữ âm tiếng Việt thực hành

(Vietnamese Practical Phonetics)

02

 

4.         

VNH016

Phương ngữ tiếng Việt

(Vietnamese Dialects)

02

 

5.         

VNH034

Từ vựng tiếng Việt thực hành

(Vietnamese Practical Lexicology)

02

 

6.         

VNH044

Phong cách học tiếng Việt

(Vietnamese Stylistics)

02

 

7.         

VNH003

Dụng học Việt ngữ

(Vietnamese pragmatics)

02

 

8.         

VNH092

Lịch sử tiếng Việt

(History of Vietnamese Language)

03

 

9.         

VNH045

Từ Hán - Việt

(Sino-Vietnamese Lexicon)

03

 

10.     

VNH046.1

Văn học dân gian Việt Nam (Vietnamese Folk Literature)

02

 

11.     

VNH093

Tổng quan văn học Việt Nam

(Overview of Vietnam Literature)

04

 

12.     

VNH053

Chữ Hán nâng cao

(Advanced Chinese Characters)

 

05

 

13.     

VNH070

Chữ Nôm cơ sở (Basic Nom Characters, môn tiên quyết: Hán văn cơ bản)

02

 

 

 

Tổng số tín chỉ cần tích luỹ (Total):

120

 

 

  • Chương trình đào tạo cử nhân Việt Nam học hệ liên kết 2+2 và 3+1

Thực hiện chương trình thỏa thuận hợp tác đào tạo được ký kết giữa Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các Trường Đại học nước bạn, từ năm học 2002-2003, Khoa Việt Nam học bắt đầu triển khai đào tạo cử nhân khóa đầu tiên cho sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ Pusan, Hàn Quốc theo chương trình 2+2. Đến năm 2008, Khoa tiếp tục đào tạo chương trình 2+2 và 3+1 cho sinh viên các Trường Đại học Chungwoon và Trường Đại học Youngsan (Hàn Quốc). Đây là chương trình đào tạo cử nhân kép nhằm mục đích trao đổi sinh viên giữa hai trường, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập về ngôn ngữ và tìm hiểu văn hóa của quốc gia mà họ theo học.

Xét tuyển đầu vào

Khoa Việt Nam học tiếp nhận sinh viên do phía trường bạn tuyển chọn và triển khai chương trình đào tạo theo thỏa thuận hợp tác.

Tổng quát về chương trình đào tạo

+ Chương trình đào tạo 3+1 được triển khai giảng dạy tại Khoa Việt Nam học trong thời gian 01 năm học (02 học kỳ) gồm 36 tín chỉ về các kỹ năng tiếng Việt.

+ Chương trình đào tạo 2+2 được triển khai giảng dạy tại Khoa Việt Nam học trong thời gian 02 năm học (04 học kỳ) gồm 65 tín chỉ, trong đó có 36 tín chỉ cho 02 học kỳ đầu học chung với chương trình 3+1 và 29 tín chỉ thuộc các kiến thức lịch sử, văn hóa, kinh tế, ngôn ngữ… được giảng dạy trong 02 học kỳ ở năm thứ 2.

- Sinh viên theo học chương trình trao đổi được phía trường đối tác công nhận tín chỉ đã học tại Khoa Việt Nam học. Sinh viên học chương trình trao đổi 2+2 tích lũy đủ 65 tín chỉ được giảng dạy tại Khoa Việt Nam học theo quy định thì đủ điều kiện để Trường xem xét cấp bằng tốt nghiệp.

- Sinh viên được công nhận tốt nghiệp cử nhân ngành Việt Nam học chương trình trao đổi có thể làm việc ở các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội… ở các cơ quan Nhà nước, các công ty, xí nghiệp; cũng có thể làm công tác giảng dạy tiếng Việt, phiên dịch hoặc tiếp tục con đường học vấn trên đại học.

Nội dung Chương trình đào tạo

            Chương trình đào tạo dành cho sinh viên trao đổi được triển khai giảng dạy tại Khoa Việt Nam học cụ thể như sau:

  • Các môn năm thứ 1 (chung cho chương trình 3+1 và 2+2)

STT

MÃ MH

TÊN MÔN HỌC

SỐ TIẾT

SỐ TC

1.

PS021

Tiếng Việt trung cấp: Đọc

(Intermediate Vietnamese: Reading)

60

4

2.

PS022

Tiếng Việt trung cấp: Nghe

(Intermediate Vietnamese: Listening)

75

5

3.

PS024

Tiếng Việt trung cấp: Nói

(Intermediate Vietnamese:Speaking)

60

4

4.

PS023

Tiếng Việt trung cấp: Viết

(Intermediate Vietnamese: Writing)

75

5

5.

PS030

Tiếng Việt nâng cao: Đọc

(Advanced Vietnamese: Reading)

60

4

6.

PS031

Tiếng Việt nâng cao: Nghe

(Advanced Vietnamese: Listening)

75

5

7.

PS032

Tiếng Việt nâng cao: Nói

(Advanced Vietnamese: Speaking)

60

4

8.

PS033

Tiếng Việt nâng cao: Viết

(Advanced Vietnamese:Writing)

75

5

 

Tổng

540

36

 

  • Các môn năm thứ 2 (dành cho sinh viên chương trình 2+2)

      (1) Các môn bắt buộc:

STT

MÃ MH

TÊN MÔN HỌC

SỐ TIẾT

SỐ TÍN CHỈ

9.

VNH06

Hệ thống chính trị Việt Nam hiện đại (Modern Political System of Vietnam)

30

2

10.

VNH040

Kinh tế Việt Nam (Vietnamese Economy)

45

3

11.

VNH68

Địa lý Việt Nam: tự nhiên, nhân văn, kinh tế (Natural, Human and Economic Geography of Vietnam)

45

3

12.

VNH46

Ngữ pháp tiếng Việt

(Vietnamese Grammar)

45

3

15.

VN661

Tiếng Việt thương mại

(Business Vietnamese)

45

3

16.

VNH73

Liên kết và soạn thảo văn bản tiếng Việt (Vietnamese Connectives and Writing)

30

2

17.

PS104

Lịch sử Việt Nam cận hiện đại

(Modern-Contemporary History of Vietnam)

45

3

18

VNH86

Thực tập thực tế (Internship)

30

2

 

TỔNG

285

21

 

            (2) Các môn tự chọn (SV chọn học ít nhất 08 tín chỉ) trong số các môn sau:

 

STT

MÃ MH

TÊN MÔN HỌC

SỐ TÍN CHỈ

1.       

VNH702

ASEAN và Quan hệ VN – ASEAN

(ASEAN and Relationship between Vietnam and ASEAN)

02

2.       

VN707

Địa lý và cư dân các nước Đông Nam Á (Geography and Peoples in Southeast Asia)

02

3.       

VNH035

Văn hoá bảo đảm đời sống ở Việt Nam

(Life-sustaining cultures in Vietnam)

02

4.       

VNH81

Văn hóa ứng xử Việt Nam

(Etiquettes in Vietnamese Culture)

02

5.       

VNH59

Các dân tộc ở Việt Nam

(Ethnic groups’ cultures in Vietnam)

02

6.       

VNH84

Các tôn giáo ở Việt Nam  (Religions in Vietnam)

02

7.       

VNH53

Ngữ âm tiếng Việt thực hành (Vietnamese Practical Phonetics)

02

8.       

VNH40

Từ vựng tiếng Việt thực hành (Vietnamese Practical Lexicology)

02

9.       

VNH47

Lý thuyết dịch (Translation Theory)

02

10.   

VNH705

Lịch sử tiếng Việt  (History of Vietnamese Language)

02

11.   

VNH48

Phương ngữ tiếng Việt (Vietnamese Dialects)

02

12.   

VNH65

Phong cách học tiếng Việt (Vietnamese Stylistics)

02

13.   

VN660

Từ Hán - Việt (Sino-Vietnamese Lexicon)

02

14.   

VNH42

Văn học dân gian Việt Nam  (Vietnamese Folk Literature)

02

15.   

VNH74

Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ

(Methods of Teaching Vietnamese)

02

16.   

VNH88

Truyện ngắn Việt Nam hiện đại

(Contemporary Short Stories of Vietnam)

02

17.   

VNH55

Tiếng Việt qua báo chí (Media Vietnamese)

02

18.   

VNH82

Khảo cổ học Việt Nam (Vietnamese Archeology)

02