Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 605
Milton E Osborne - Ngô Bắc dịch
Lời người dịch:
Dưới đây là bản dịch của hai Chương trong quyển khảo cứu nổi tiếng của tác giả Milton E. Osborne, nhan đề The French Presence in Cochinchina and Cambodia, Rule and Response (1859-1905), thảo luận về vai trò và ảnh hưởng của Quốc Ngữ trong giai đoạn ban đầu của sự hiện diên của Pháp tại Việt nam, sẽ lần lượt được đăng tải trên Gió O:
Chương 4: Giáo Dục và Chữ Quốc Ngữ -- Sự Phát Triển Một Trật Tự Mới
Chương 8: Giáo Dục và Quốc Ngữ -- Một Sự Chiến Thắng Hạn Chế
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 478
ThS.Phan Thanh Tâm
Trong nhiều nghiên cứu trước đây, phần lớn các nhà ngôn ngữ Việt Nam tập trung vào vị từ gây chuyển động hơn là vị từ chuyển động. Một số nhà ngôn ngữ thì đưa nhóm vị từ này vào vị từ hành động bởi thực chất chuyển động cũng là động từ. Với thuộc tính “gây chuyển động” thì nhóm vị từ này lại được đưa vào nhóm vị từ gây khiến.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 500
ThS.Phan Thanh Tâm
Muốn giao lưu và tiếp xúc được với nhiều dân tộc khác nhau thì trước tiên là phải học hỏi ngôn ngữ của nhau. Trong những năm qua người nước ngoài đến Việt Nam học tiếng Việt ngày càng tăng. Tiếng Việt đã được người nước ngoài nghiên cứu do nhu cầu học tập và nghiên cứu nó như một ngoại ngữ. Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ, học viên người nước ngoài mắc lỗi là điều hiển nhiên. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, các bài báo liên quan đến lỗi của người học trong việc sử dụng tiếng Việt đã được công bố trong thời gian qua.
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 747
Nguyễn Cung Thông
Phần này bàn về cách dùng con và cái thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn
Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng con và cái (phần 14)
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 660
ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Tóm tắt
Bài viết trình bày kết quả khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa – ngữ pháp của các cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt. Qua đó, làm rõ cách thức hoạt động của cặp vị từ luân phiên gây khiến – khởi trạng và các tham tố của chúng, cũng như xác định ranh giới giữa câu khởi trạng và câu bị động.
Về cặp vị từ gây khiến – khởi trạng trong tiếng Việt
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 574
PGS.TS. Trần Thủy Vịnh
Tóm tắt
Bài viết thảo luận về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá; cách tiếp cận và mục tiêu chuyển tải văn hoá trong dạy tiếng nhằm nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp liên văn hoá cho người học. Bài viết cũng trình bày một số cách thức và nội dung chuyển tải văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài; làm rõ những thông tin giao tiếp văn hoá-xã hội, những mẫu phát ngôn hoặc mẫu hành vi tiêu biểu được sử dụng trong giao tiếp, cũng như những đặc tính văn hoá được phản ánh trong từ vựng tiếng Việt; và ở bước cao hơn là giúp học viên diễn đạt kiến thức văn hoá-xã hội này vào trong tiếng Việt một cách tự nhiên.
Về truyền tải kiến thức văn hoá trong giảng dạy tiếng Việt cho học viên nước ngoài
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 957
TS. Nguyễn Hoàng Trung
Tóm tắt
Tiếng Việt phát triển cùng với những biến động lịch sử - xã hội của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc tiếp xúc với các ngôn ngữ khác nhau là một quá trình tất yếu. Nó giúp tiếng Việt trở nên phong phú trên mọi bình diện ngôn ngữ. Các nhà Việt ngữ học đã tìm được những công cụ cần yếu từ các ngôn ngữ nguồn để miêu tả các hệ thống trong tiếng Việt, từ hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vựng cho đến hệ thống ngữ pháp. Tuy nhiên, những công cụ ấy, nói chính xác hơn là những khái niệm ngôn ngữ (từ loại, hình vị, thì, thể, thức, thái…) tiếp nhận chủ yếu từ các ngôn ngữ biến hình.
Sao phỏng – con dao hai lưỡi trong miêu tả ngữ pháp tiếng Việt
- Details
- Vietnamese Linguistics and Teaching Vietnamese as a Second Language
- Hits: 722
ThS. Nguyễn Thị Thanh Truyền
Tóm tắt
Trong các tình huống nói năng hàng ngày, chúng ta thường sử dụng "chỉnh chu" và "chỉn chu". Tuy nhiên, từ "chỉnh chu" hoàn toàn không có trong từ điển. Còn "chỉn chu" có nghĩa là "chu đáo", "cẩn thận", "không chê trách gì được". Sau khi phân tích ý nghĩa của "chỉnh chu", chúng tôi tin rằng nó đã được sử dụng hợp lý và đúng nghĩa. Và đã đến lúc "chỉnh chu" nên được chính thức thừa nhận và có một chỗ đứng "hợp pháp" trong tiếng Việt.
Về các đơn vị “chỉnh chu”, “chỉn chu”?