Vietnamese History and Society
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 38
Cao Việt Anh
Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).
EPHE đã kỷ niệm 150 năm hoạt động học thuật của mình vào năm 2018. Hành trình lịch sử của cơ quan nghiên cứu cao cấp về những khoa học liên quan chặt chẽ với con người chính là một chặng đường phát triển của nghiên cứu về Việt Nam đa diện trong tương quan khu vực và toàn cầu, nhấn mạnh một Việt Nam không biệt lập. EPHE được thành lập từ sắc lệnh được ban hành ngày 31 tháng 7 năm 1868 dưới triều đại Hoàng đế Napoléon Đệ Tam, bởi người xúc tiến thiết thực là chính trị gia - sử gia Victor Duruy (1811-1894) ở vị thế Bộ trưởng Bộ Giáo dục công của Pháp quốc. Trải qua 150 năm, EPHE đã tự miêu tả:
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 516
Cao Tự Thanh
Nói tới quá trình hiện đại hóa của văn học hiện đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX, ai cũng phải nghĩ tới Trương Vĩnh Ký. Nhưng khác với những hiện tượng như Nguyễn Đình Chiểu mà hơn một thế kỷ qua bất cứ lực lượng chính trị hay văn hóa nào ở Việt Nam cũng phải khẳng định hay thừa nhận, đây lại là một hiện tượng đa diện và đa nghĩa.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 523
Tác giả: Nguyễn Thụy Phương
Lời tòa soạn: Giới học thuật trong nước vừa dấy lên cuộc tranh luận xung quanh cuốn sách ‘Tâm lý dân tộc An Nam’, mới được tái bản của Paul Giran, giữa một bên cho rằng cần phải chấp nhận, biết ơn những nhận xét thẳng thắn của tác giả để hiểu thêm về tâm lý dân tộc An Nam, với một bên phản đối những phê phán sự hèn kém của một dân tộc này so với dân tộc khác và cái gọi là trách nhiệm đi khai sáng, dựa trên tiến hóa luận và phân biệt chủng tộc sâu sắc. Để có một điểm tựa cho thảo luận, cần phải nhìn lại tường tận gốc rễ vấn đề này, hiểu rõ quan điểm của Paul Giran xuất phát từ nền tảng nào. Do đó, cùng thảo luận lại luận thuyết ‘sứ mệnh khai hóa’ đã được hình thành, xây đắp, biện hộ và sử dụng cho công cuộc khai thác thuộc địa trong suốt thế kỷ 19 ra sao, là điều cần thiết.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 762
Nguyễn Thị Chân Quỳnh
Chương X - NỬA DÒNG MÁU VIỆT
Ở đây tôi không có ý định nói chung về tất cả những người lai Việt Nam mà chỉ đặc biệt chú ý tới bốn người đã cầm bút viết về quê ngoại của họ. Những người này đều có ít nhiều tên tuổi song mỗi người phản ứng một cách khi đề cập đến người Việt hay đất Việt.
Samuel BARON nhận xét về người Việt ở thế kỷ 17 như sau : " tính tình hiền hậu nhưng hèn yếu, ưa khoác lác, hiếu học nhưng chỉ để ra làm quan... "
Michel Đức CHAIGNEAU xác nhận người Việt ở thế kỷ thứ 19 cũng hay khoe khoang, khoác lác, lại ở bẩn...những nghệ nhân tài giỏi không phải không có nhưng bị chính thể vùi dập...
Hai người này đã quan sát Việt Nam từ bên ngoài nhìn vào, trong khi ấy thì HỒ Dzếnh và Kim LEFÈVRE lại nhìn Việt Nam từ quả tim nhìn ra nên họ HỒ mới thủ thỉ : " Tôi yêu cái giải đất cần lao này, cái giải đất thoát được ra ngoài sự lọc lừa, phản trắc, cái giải đất chỉ bị bạc đãi mà không bạc đãi ai bao giờ ".
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 836
Tác giả: Vũ Đức Liêm
Bài viết này đặt lại vấn đề tiếp cận quan hệ “triều cống” như mô thức trung tâm trong các nghiên cứu quan hệ giữa Đông Nam Á với Trung Hoa. Thông qua việc khảo sát tương tác giữa các vương quốc Đông Nam Á với nhà Tống (thế kỷ X-XIII), bài viết lập luận rằng có sự dịch chuyển liên tục trong cấu trúc tương tác giữa Trung Hoa với Đông Nam Á mà khái niệm “triều cống” tỏ ra cứng nhắc và không phản ánh hết được những thay đổi của mô hình tương tác này, bao gồm việc di cư và sự bùng nổ của thương mại tư nhân.
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 715
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Khi nói những gì đó về “người Việt” như một tập hợp có chung tính cách và tâm lý, tôi chợt nhớ ngay điều mà một vài bạn trẻ nhắc nhở: có vẻ như vấn đề này chỉ rõ rệt trong điều kiện đầu thế kỷ XX; còn ngày nay điều nổi lên lại là những lựa chọn cá nhân vốn thường đa dạng, việc nói đến những nội dung tính cách hay tâm lý chung của “người Việt” liệu có khả chấp hay chăng, nhất là xét về mặt phương pháp?
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 777
Tác giả: Lê Trai
“Trên đỉnh tháp cao nhất, một ngọn lửa lớn bốc cao giữa hai gác chuông. Những tia lửa cuộn xoáy. Một ngọn lửa lớn lộn xộn, giận dữ, gió cuốn lên từng mảng trong màn khói mù mịt. […] Một sự câm lặng kinh hoàng giữa đám ăn mày. Chỉ nghe tiếng kêu báo động của những phụ tá linh mục bị nhốt trong tu viện.
[…] Bóng của những tòa tháp khổng lồ phóng to lên, trùm lên mái nhà của Paris. Trong ánh sáng chúng tạo thành những khoảng tối…”
- Details
- Vietnamese History and Society
- Hits: 1077
Tác giả: Nguyễn Đức Cung
Cách đây 10 năm, vào lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 12 năm 1993 tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania, tôi được linh mục Trần Điển lúc bấy giờ (và hiện nay còn sống) hưu dưỡng tại Chi dòng Đồng Công Việt Nam ở Carthage, Missouri, báo tin linh mục Nguyễn Phương, nguyên giáo sư sử học thuộc Viện Đại Học Huế, cũng là thầy dạy của tôi đã từ trần sau một cuộc giải phẩu tim trước đó hai tuần lễ. Lòng tôi đau như cắt và bàng hoàng trước biến cố xảy ra rất đột ngột này.