Trần Thị Thái Hà*

  1. Mở đầu

Mối quan tâm đến phương Đông ở Nga có nguồn gốc lịch sử lâu đời. Tri thức về các quốc gia và dân tộc phương Đông được bắt đầu tích lũy từ thời nước Nga cổ đại và tiếp tục được bồi đắp trong các giai đoạn sau. Vào thế kỷ XVIII-XIX, Đông Phương học ở Nga đã trở thành một hướng nghiên cứu khoa học, thể hiện rõ trong sự ra đời của các trung tâm khoa học phương Đông, sự xuất hiện của các nhà khoa học chuyên nghiệp và những công trình nghiên cứu có hệ thống các quốc gia, dân tộc tiếp giáp với Đế quốc Nga về phía Đông như các tiểu quốc thuộc đế quốc Ốttoman, Iran, Trung Quốc,... Và có lẽ cũng giống như nhiều nước khác, sự xuất hiện của các nghiên cứu về phương Đông ở Nga gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của nhà nước Nga về phát triển các mối quan hệ chính trị, kinh tế.

Những ghi chép đầu tiên về Việt Nam chủ yếu xuất hiện trong sách về địa lý như công trình của Giáo sư Địa lý học E.Ph. Giabulopxki (1765-1846) - Trường Đại học Tổng hợp Xanh Petecbua như Khóa trình địa lý đại cương (1819), Mô tả trái đất tổng quát (1822-1823). Việt Nam hiện lên qua những mô tả trong các sách địa lý kể trên như một vùng đất đông dân, chuyên sản xuất lúa gạo, tơ lụa, giàu sản vật như vàng, bạc; có nghề buôn bán trên biển và đời sống tín ngưỡng khá thú vị[1].

ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIỆT NAM TRUNG ĐẠI TRONG NGHIÊN CỨU CỦA SỬ HỌC NGA TỪ SAU NĂM 1975 ĐẾN NAY

*     Phó Giáo sư,Tiến sĩ, Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Đại học Sài Gòn.

[1]     М.В. Иванова и другие. Из истории изучения Вьетнама в России.  Вестник науки Сибири, 2014. № 4 (14) tr. 133-134.