Xia Lu (Hạ Lộ)*

Trương Tâm Nghi**

MỞ ĐẦU

Văn học Việt Nam và Trung Quốc có mối quan hệ lâu dài và chặt chẽ, từ xưa đến nay, việc giao lưu văn học giữa hai nước đã rất thường xuyên. Đặc biệt là trước thế kỷ XX, vì là trung tâm của Vòng tròn văn hóa Đông Á, văn hóa và tác phẩm văn học Trung Quốc đã được truyền bá rộng rãi và ảnh hưởng sâu sắc đến với các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Sau thế kỷ XX, văn học của Nhật Bản và Hàn Quốc lan sang Trung Quốc khá nhiều và hai bên có ảnh hưởng lẫn nhau. Cần phải nói rằng, trong suốt thế kỷ XX, việc giao lưu văn học rộng rãi giữa Trung Quốc và Việt Nam không kém với việc giao lưu giữa Trung Quốc và hai nước Nhật Bản, Hàn Quốc. Các tác phẩm văn học hiện đương đại Trung Quốc đã được dịch ở Việt Nam khá phong phú và đã nhận được nghiên cứu đáng kể trong cộng đồng học giả Việt Nam.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các tác phẩm văn học Việt Nam đã được giới thiệu đến Trung Quốc tương đối ít hơn, ảnh hưởng của văn học Việt Nam đến với văn học Trung Quốc cũng tương đối nhỏ. Vì vậy, nghiên cứu về văn học Việt Nam tại Trung Quốc cũng tương đối hiếm. Sau khi bước vào thế kỷ XXI, với sự phát triển chính trị, kinh tế và văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc, việc trao đổi nhân sự và sách vở giữa hai nước đã đi vào thời kỳ thịnh vượng chưa từng thấy. Cùng với sự phổ biến của internet và điều kiện tiện lợi của thông tin truyền thông, việc nghiên cứu văn học Việt Nam tại Trung Quốc ngày càng tăng thêm, toàn diện và sâu sắc. Bài viết này sẽ giới thiệu và phân tích toàn diện về tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam vào thế kỷ XXI trong giới học thuật Trung Quốc và dựa trên nó đưa ra triển vọng về nghiên cứu văn học Việt Nam tại Trung Quốc trong tương lai.

 

*     Phó Giáo sư. Tiến sĩ  Hạ Lộ, Đại học Bắc Kinh.

**    Thạc sĩ Trương Tâm Nghi, Trung tâm Nghiên cứu Văn học Đông phương, Đại học Bắc Kinh.

Tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam tại Trung Quốc thế kỷ xxi