Trần Thị Mai Nhân*

Lưu Thị Sinh[1]

MỞ ĐẦU

Hiện nay, trong xu thế giao lưu và hội nhập, tiếng Việt và ngành Việt Nam học đã thu hút được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc - quốc gia có nhiều trường đại học thành lập khoa tiếng Việt và Việt Nam học, có sự hợp tác trên lĩnh vực đào tạo ngành Việt Nam học và tiếng Việt với các trường đại học lớn ở Việt Nam. Trên lĩnh vực văn học, giữa Hàn Quốc và Việt Nam cũng có sự hợp tác đào tạo, nghiên cứu, dịch thuật và bước đầu cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Bởi nền văn học giữa hai quốc gia cũng có những điểm tương đồng (văn học dân gian, văn học trung đại, văn học viết về chiến tranh và hậu chiến,…).

Socolov A.A.*

Cho đến giữa thế kỷ trước, ở Liên Xô không có các chuyên gia về Đông Dương nói chung và về Việt Nam nói riêng, không có ai nghiên cứu ngôn ngữ và lịch sử của khu vực này. Nhưng vào những năm 1920-1930 nhờ có hoạt động của Quốc tế Cộng sản và các cơ quan giáo dục - học tập trực thuộc, dạng như Trường Đại học Cộng sản của những người Lao động Phương Đông (KUTB), Trường Quốc tế Lênin (MLS), Viện Nghiên cứu Khoa học các vấn đề Dân tộc và Thuộc địa (NIINKP) ở Liên Xô đã xuất hiện việc quan tâm thực tế đến các nước này và các nước thuộc địa khác gắn với sự mở rộng cuộc cách mạng thế giới.

Tác giả: Đào Tiến Thi

Như chúng ta biết, chữ Quốc ngữ ra đời từ thế kỷ XVII. Ban đầu nó chỉ dùng để truyền đạo trong nhà thờ Thiên chúa giáo, mãi về sau, khoảng gần 30 năm cuối thế kỷ XIX, nó được một số nhà văn Nam Kỳ dùng để viết truyện. Nhưng trong gần 30 năm đó, chữ Quốc ngữ cũng hầu như chỉ sử dụng trong phạm vi Nam Kỳ, không ảnh hưởng ra toàn quốc. Ngoài việc do Nam Kỳ còn là một vùng dân cư thưa thớt, văn hoá chưa có bề dày, thì theo chúng tôi, có nguyên nhân quan trọng hơn: giới trí thức cả nước nói chung chưa có ý thức cải cách xã hội nên chưa nghĩ đến công cụ này.

Nguyễn Cảnh Bình

Có thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị.

Tác giả: Momoki Shiro

Theo xu hướng toàn cầu hóa từ cuối thế kỷ XX, phương pháp luận sử học trên thế giới cũng có những chuyển biến lớn, trong đó có sự phát triển của phương pháp luận sử học toàn cầu (global history) [1]. Trong loạt bài về vấn đề này, GS Momoki Shiro, Đại học Quốc gia Osaka, Nhật Bản giới thiệu về phương pháp luận lịch sử toàn cầu, những ảnh hưởng và vai trò của nó trong việc phân tích lịch sử cổ trung đại Việt Nam.

Đặng Thị Vân Chi dịch

Nguồn: Văn hóa Nghệ An

Bối cảnh lý thuyết và Tiểu sử chi tiết

Benedict Anderson là tác giả của một trong những khái niệm quan trọng nhất về địa chính trị, về các dân tộc là “những cộng đồng tưởng tượng”. Ông cũng là hội viên của hội Guggenheim và là thành viên của Học viện Mỹ thuật và Khoa họcM.Anderson sinh ra tại Côn Minh, Trung Quốc vào năm 1936. Ông là anh trai của nhà lý luận chính trị Perry Anderson và một công dân Ai Len, cha ông là một quan chức Hải quan của Hoàng gia, ông đã lớn lên ở California và Ireland trước khi vào Đại học Cambridge.

Tác giả: Trần Nam Tiến

Thông qua vấn đề “sắc phong, triều cống” trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rõ văn hóa ứng xử của Việt Nam đối với người láng giềng khổng lồ Trung Hoa.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, ngoại giao được xem là một lĩnh vực quan trọng. Qua các thời kỳ lịch sử, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động ngoại giao Việt Nam đã phản ánh nhiều nét đặc trưng của bản sắc văn hóa dân tộc; trong quan hệ với các nước, ngoại giao Việt Nam cũng đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc bảo tồn mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc trong việc ứng xử và tiếp biến các giá trị văn hóa của các dân tộc khác.

Lê Quỳnh dịch
 
Li Tana sinh năm 1953, tốt nghiệp cao học về lịch sử Việt Nam ở Đại học Bắc Kinh (1983), trình luận án tiến sĩ về lịch sử Đàng Trong thế kỷ 17 và 18 tại Đại học Quốc gia Úc năm 1992. Hiện bà Li Tana công tác ở Trường Nghiên cứu Châu Á và Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Úc. 
Quyển sách của bà, Xứ Đàng Trong, lịch sử kinh tế – xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18, đã được dịch sang tiếng Việt và do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 1999. 
Bài dưới đây viết về vương quốc của họ Nguyễn ở thế kỷ 17 và 18, được biết đến với tên gọi Đàng Trong, hay người Phương Tây gọi là Cochinchina.